Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỗi ngày Đường dây nóng tiếp nhận gần 50 cuộc gọi

Thứ ba, 21/01/2014 - 14:46

(Thanh tra) - Chiều 20/1, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 2 tháng triển khai Đường dây nóng.

Từ ngày 7/11, Đường dây nóng tiếp nhận những phản ánh của người dân về khám chữa bệnh và công tác y tế được đẩy mạnh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, sau 2 tháng triển khai đã có hơn 2.600 cuộc gọi của người dân, trung bình mỗi ngày tổng đài Đường dây nóng tiếp nhận gần 50 cuộc gọi.

Nội dung phản ánh của người dân về chuyên môn, thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sỹ đối với người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 40%). Thứ hai là phản ánh của người dân về những vụ việc làm sai quy định của các cơ sở y tế (24%), thứ ba là phản ánh của người dân về tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế (20%).

Có nhiều cuộc gọi đến Đường dây nóng mong muốn được tư vấn chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, phụ nữ mang thai; xin đặt lịch khám chữa bệnh tại các bệnh viện...

Ngoài ra, các cuộc gọi đến tổng đài không có mục đích, nháy máy, quấy rối chiếm tỷ lệ khá cao 29,36%. Đứng đầu danh sách bệnh viện bị phản ánh qua Đường dây nóng thời gian vừa qua là Bệnh viện K, tiếp theo là Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh...

Có nhiều ý kiến phản ánh tình trạng gian lận, hối lộ trong các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Đó là việc bệnh nhân vào khám chữa bệnh phải chi tiền bồi dưỡng để được khám nhanh hơn, quá trình thay băng, tiêm… 

Thống kê cho thấy, trong 2 tháng có 142 phản ánh liên quan đến việc bác sĩ nhận thù lao thêm, tiền bồi dưỡng (tập trung tại các khoa sản), yêu cầu thu phí phẫu thuật cao hơn thực tế. Một số bệnh viện vẫn tồn tại tình trạng “cò mồi” thu phí ăn chia với bệnh viện làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và trật tự an ninh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Đường dây nóng là một giải pháp tức thời, nhằm giúp người dân phản ánh những bức xúc của mình về thái độ phục vụ của nhân viên y tế từ đó nhân viên y tế phải thay đổi thái độ của mình để phục vụ người bệnh tốt hơn. Nếu những nhân viên y tế không đáp ứng được thái độ phục vụ nhã nhặn, tất cả vì bệnh nhân để bệnh nhân phản ánh, bức xúc thì lãnh đạo bệnh viện có thể thay đổi vị trí công tác của những nhân viên y tế đó.

Để nâng cao hiệu quả Đường dây nóng, nhiều ý kiến cho rằng các bệnh viện cần niêm yết các số điện thoại đường dây nóng của Giám đốc Bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế. Ngoài ra còn phải kèm theo những yêu cầu, phạm vi phản ánh để người dân theo dõi và chấp hành để không có những cuộc điện thoại làm mất thời gian của nhân viên y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sắp tới toàn ngành sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của Lãnh đạo và nhân viên bệnh viện về tầm quan trọng của phản hồi người bệnh và nghiêm túc thực hiện chỉ thị về Đường dây nóng.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo bệnh viện cần tiến hành ngay các giải pháp để hạn chế việc bị bệnh nhân phản ánh. Cụ thể, ở các khoa khám bệnh, khi bệnh nhân có phản ánh nhiều, thường xuyên về một hay vài nhân viên y tế có thái độ cáu gắt với bệnh nhân, bệnh viện cần luân chuyển cán bộ đó xuống các khoa, phòng khác như: Phòng, chống nhiễm khuẩn, khoa tiết chế dinh dưỡng, phòng hành chính...

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm