Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 16/05/2015 - 06:31
(Thanh tra)- Thời tiết nắng nóng những ngày này không chỉ khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng mà các bệnh về mắt cũng dễ mắc hơn. Theo các bác sĩ, đây chính là thời điểm mà một số bệnh về mắt dễ bùng phát.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, những ngày này, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ bắt đầu có dấu hiệu tăng dần.
Theo bác sĩ Cương, dù bắt gặp những triệu chứng đơn giản hay phức tạp ở mắt chúng ta không nên chủ quan. Khi thấy các dấu hiệu bất thường và khó chịu ở mắt, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và có hướng điều trị dứt điểm. Không nên tự ý mua thuốc và tra nhỏ thuốc mắt kéo dài sẽ gây biến chứng, bệnh nặng lên, có thể dẫn tới mù loà.
Tuy nhiên, với những thuốc tra nhỏ thông thường, đau mắt đỏ sẽ lui giảm nhanh và khỏi trong vòng 2 tuần nếu không có biến chứng. Quan trọng là chúng ta có ý thức phòng bệnh cho bản thân, cho người thân và cộng đồng. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Có người bị 10 ngày đến khám mà mắt vẫn đỏ; điều trị cũng phải mất 1 - 3 tuần. Vì thế, bệnh nhân cũng như các bậc cha mẹ không nên quá sốt ruột. Bệnh có thể để lại biến chứng như: Viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu...
Bệnh cũng rất dễ lây do virus có tính kháng cồn, tồn tại trên bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới 35 ngày. Lây nhiễm có thể trực tiếp từ người bệnh sang người lành, cũng có thể từ người mang virus nhưng chưa biểu hiện bệnh sang người lành, qua trò chuyện hoặc cầm nắm vào các đồ vật trung gian. Ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy cũng dễ bị đau mắt đỏ. Khi trẻ mắc bệnh nên nghỉ học ở nhà 5 - 7 ngày, tránh lây cho trẻ khác. Khi thấy có biểu hiện của bệnh như nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ... người dân nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị, dùng thuốc đúng cách.
Theo đánh giá, mùa dịch mọi năm, không ít người vì tra đủ thứ thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh và corticoid khiến người bệnh bị biến chứng viêm kết mạc rất lâu khỏi. Viêm giác mạc khiến người bệnh bị khô mắt, tổn hại bề mặt giác mạc, gây khó chịu cho người bệnh và phải điều trị dài ngày.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu không khiến mi mắt bị phù nề, mắt chói cộm nhiều bởi bỏng giác mạc. Bệnh nhân khô mắt, khó chịu, kích thích, chảy nước mắt, làm cho quá trình điều trị lâu hơn.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Người bệnh sau khi tự tra thuốc, lau mắt cũng cần chú ý rửa tay bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, người nhà cũng chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, chủ động làm sạch mắt bằng nước mắt sinh lý để phòng bệnh lây lan.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC