Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/04/2016 - 04:52
(Thanh tra) - Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Khoa học y tế công cộng toàn quốc: “Y tế công cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai” do Hội Y tế công cộng Việt Nam và Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội.
Bảo hiểm y tế đã giúp chi phí y tế của người dân giảm đáng kể . Ảnh: Nguyễn Nhuần
Báo cáo "Gánh nặng chi phí cho y tế từ tiền túi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992-2014" của Trường Đại học Y tế Công cộng chia sẻ tại hội nghị cho thấy, trong gần 20 năm qua, tổng chi cho y tế tại Việt Nam đã tăng từ 5,2% GDP lên 6,9% GDP (tương đương 190.000 tỷ đồng). Đây là các khoản tiền mà hộ gia đình phải trả vào thời điểm họ sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm: Tiền khám, tiền thuốc, tiên giường, tiền xét nghiệm... Chi phí này không bao gồm tiền đi lại, bồi dưỡng, chi cho mua bảo hiểm và các khoản được bảo hiểm y tế chi trả. Trong đó, tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình chiếm tới 54,8% - cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp và gấp 3 lần trung bình thế giới.
PGS.TS Hoàng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng cho biết, mục tiêu hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân với gần 70% dân số có thẻ bảo hiểm y tế hiện nay đã góp phần giúp chi phí y tế từ tiền túi của người dân giảm đáng kể. Tuy nhiên, số bệnh nhân bị nghèo hóa và chi phí y tế từ tiền túi của người dân vẫn ở mức cao, đó là mới chỉ tính tiền khám bệnh, tiền thuốc, tiền giường, tiền xét nghiệm. Thực tế này khiến khoảng 400.000 hộ gia đình bị nghèo hóa sau khi chi trả chi phí y tế. Tỷ lệ nghèo hóa do chi phí y tế càng tăng cao đối với những gia đình có người già, những gia đình sống ở nông thôn, những hộ nghèo và cận nghèo.
Tại hội nghị, các báo cáo của chuyên gia y tế công cộng trong và ngoài nước cũng cho thấy bức tranh toàn cảnh của các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế công cộng được triển khai ở Việt Nam trong thời gian qua, như: Các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý hệ thống y tế; quản trị bệnh viện, chi phí và bảo vệ tài chính tại Việt Nam; sức khỏe người cao tuổi; vấn đề công bằng sức khỏe; lạm dụng rượu bia…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tỷ lệ chi cho y tế từ tiền túi của người dân vượt quá 30% thì khó đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đặc biệt, nếu tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân bằng hoặc vượt quá 40% khả năng chi trả của hộ gia đình thì gọi là chi phí thảm họa. Trên thực tế, chi phí thảm họa tại Việt Nam đã giảm từ 8,2% năm 1992 xuống còn gần 2,3% năm 2014, nhưng vẫn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực.
TS Lokky Wai,Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá, hệ thống y tế của Việt Nam đang ở ngã ba đường với nhiều thành tựu, tuy nhiên cũng có không ít khó khăn. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng liên tục, các chỉ số y tế cơ bản tăng so với chỉ số GDP. Bức tranh về dịch tễ của Việt Nam đang thay đổi với gánh nặng bệnh tật phức tạp. Bệnh không truyền nhiễm đang là gánh nặng với số mắc và tử vong sớm. Bệnh truyền nhiễm đang khó kiểm soát trong dự phòng và điều trị. Vì vậy, ngành Y tế Việt Nam cần có những can thiệp sâu hơn về y tế công cộng.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải