Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/03/2014 - 09:42
(Thanh tra) - Làm sao để người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất, phù hợp với túi tiền của họ là mong muốn có được sau Hội thảo “Phối hợp bệnh viện (BV) công và tư” được Bộ Y tế tổ chức mới đây tại Hà Nội. Các ý kiến tại Hội thảo cho thấy, đây là một nhu cầu bức thiết và là chủ trương đúng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế vẫn là khoảng cách khá xa...
Kéo gần khoảng cách công - tư?
Với cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chất lượng cán bộ y tế tăng... các cơ sở y tế tư nhân đã gánh vác một lượng bệnh nhân (BN) rất lớn, góp phần giảm tải cho các BV Trung ương. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có cơ chế khuyến khích BV công - tư bình đẳng, không phân biệt. Để hai loại hình BV này xích lại gần nhau hơn, hệ thống pháp luật về y tế cũng đã có nhiều quy định chi tiết, cụ thể theo hướng tạo mọi điều kiện cho các bác sĩ (BS) phát huy khả năng và trình độ của mình, không phân biệt BS BV công hay tư; đề ra các cơ chế phối hợp giữa hai loại hình BV này; khuyến khích phát triển mô hình xã hội hóa trong các cơ sở y tế; đặc biệt tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra BV để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh (KCB)…
Chủ trương thì như vậy, song trong thực tế BV công và tư vẫn có một khoảng cách khá xa. Ví dụ, Tràng An là bệnh viện tư nhân (BVTN) đầu tiên ra đời ở phía Bắc, lưu lượng BN đến KCB tại đây rất đông nhưng thực tế BVTN nói chung và BV Tràng An nói riêng vẫn gặp rất nhiều vướng mắc, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT). Tràng An đã tiếp nhận KCB cho không ít BN có thẻ BHYT (khoảng 3 vạn thẻ BHYT) vì dịch vụ ở đây rất tốt nhưng ngày càng có xu hướng giảm dần vì thanh toán BHYT rất khó khăn và nhiều hạn chế. Theo lãnh đạo BV này, nên có một sự công bằng trong việc thực hiện BHYT giữa BV công và tư, cụ thể làm gì thì được hưởng như thế thì mới làm được.
Cùng chung quan điểm này, đại diện BVTN Hợp Lực, Thanh Hóa cũng chia sẻ, BVTN chia sẻ một nguồn tài chính rất lớn đối với Nhà nước, cũng như hỗ trợ giảm tải cho các BV công. Đây là sáng kiến rất hay của Bộ Y tế. Tuy nhiên, BVTN còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về vấn đề đào tạo, đất đai, hỗ trợ vay vốn... Vị này cũng cho hay, thành lập BVTN đã khó, giữ được còn khó hơn vì không thu hút được khách hàng. Thực tế, nhiều BVTN nợ nần chồng chất nhưng không dám công bố vì có nói cũng không ai chia sẻ. BV công lập quá tải nhưng người dân vẫn không sang BVTN bởi cơ chế chuyển tuyến vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lý. Bên cạnh đó là “rào cản thép” từ chính sách BHYT. Bởi vậy, Bộ Y tế nên sửa đổi quy định về BN chuyển tuyến (không cần thiết cứ phải BV huyện chuyển lên BV tỉnh. Tại sao họ không thể chuyển đến các BVTN để khám và điều trị?).
Đại diện BV Vinmec cho rằng, hệ thống BVTN hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng cao của người dân, làm thay đổi quan niệm của người dân về dịch vụ y tế... Để phối hợp có hiệu quả giữa hai loại hình này, Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích tận dụng trang thiết bị hiện đại tránh lãng phí; đồng thời, có cơ chế mở cho phép BS công sang BVTN khám, nếu được mời và làm việc ngoài giờ; chuyên gia đầu ngành BVTN tham gia công tác BV công và chuyển giao kỹ thuật xuống tuyến dưới; BS BV công sang BVTN khám, phẫu thuật theo đề nghị của khách hàng; tạo thuận lợi về cơ chế trong việc đăng ký và cấp phép cho các chuyên gia nước ngoài KCB tại các phòng khám, BVTN ở Việt Nam; phối hợp với các cơ sở đào tạo làm công tác đào tạo, khi có đủ điều kiện...
“Hữu xạ tự nhiên hương”!
Theo Giám đốc BV Bạch Mai, thực tế nhiều BV công không đủ BN, nhưng có BV thì BN phải nằm ghép ba, ghép bốn. BVTN cũng có BV quá tải nhưng cũng có BVTN rất ít BN đến. Thực trạng này là do các BS tại BV công không bao giờ muốn chuyển BN về BVTN vì sợ họ không đủ điều kiện đáp ứng, BN kiện cáo... Bản thân BN cũng không muốn bị chuyển sang BVTN bởi họ vẫn không tin tưởng vào các BVTN, thậm chí có chuyển đúng họ cũng nghĩ chắc chuyển để “ăn hoa hồng” của BVTN...
Trước những bức xúc của lãnh đạo các BVTN về vấn đề BHYT, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, mở rộng diện KCB cơ sở tư nhân tạo điều kiện người dân tham gia KCB BHYT là hướng làm tới đây của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam... Tuy nhiên, “mắc” nhất là vấn đề ký hợp đồng BHYT, rồi phân tuyến, phân hạng BVTN. Thực tế, Bảo hiểm xã hội đã kiểm điểm lại việc xác nhận BVTN... Các địa phương kêu ca nhiều về tiêu chí xác định, đơn vị nào cấp phép chưa có, do đó việc tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở tư rất khó. Mặc dù, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã xếp tạm thời BV Vinmec lên hạng 1; Hợp Lực từ hạng 3 lên hạng 2, nhưng vẫn vướng về cơ chế thanh toán. Bởi vậy, cần sớm có tiêu chí xếp hạng. Liên quan giá dịch vụ y tế, nhiều BVTN tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng gặp khó khăn trong việc áp giá. Để giải quyết, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam buộc phải “phá rào” áp giá cho Vinmec vào giá của BV Bạch Mai.
Ngoài ra, thuốc hiện nay cũng là vấn đề nóng bỏng. Hiện, thông tư liên bộ yêu cầu đấu thầu tư nhân, những mới chỉ áp giá cho các cơ sở công lập chứ chưa có dự trù cho cơ sở tư, vì thế đơn vị cung ứng không có trách nhiệm cung cấp. Giải quyết những vướng mắc này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang xem xét vấn đề phân thẻ, chuyển tuyến, vượt quỹ để có sự công bằng hơn với các BVTN.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Bộ Y tế sẽ là “cầu nối” giữa hai loại hình y tế với mục tiêu giảm tải và nâng cao chất lượng KCB. Theo bà Tiến, BVTN hiện nay có hạn chế là mới đang manh nha phát triển, thương hiệu chưa có, thầy thuốc chất lượng cũng chưa bằng BV công; giá cao hơn vì phải tính đúng, tính đủ (trong khi BN vẫn cứ thích chỗ nào rẻ hơn). Mặt khác, tâm lý người dân nghĩ BVTN là doanh nghiệp vì lợi nhuận. Khắc phục hạn chế này chỉ bằng cách “hữu xạ tự nhiên hương” với việc đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng, thầy thuốc giỏi, tăng cường công tác marketing, đào tạo... BV công lập tuy có nhiều lợi thế hơn (được Nhà nước đầu tư, tồn tại nhiều năm, đội ngũ thầy thuốc tốt...) nhưng trong điều kiện hiện nay phải tự hạch toán nên cũng rất khó khăn. Tiến tới tăng giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ vào trước năm 2018, áp lực với các cơ sở y tế công sẽ vô cùng nặng nề. Tuy nhiên, khi đã tính đúng, tính đủ sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh giữa hai loại hình. Khi đó, sẽ không còn khoảng cách giữa BV công và tư.
Đoan Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang