Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 06/03/2021 - 23:35
(Thanh tra)- Chiều 6/3, Bộ Y tế thông tin 6 ca mắc COVID-19 mới đều ghi nhận tại Hải Dương, là các ca F1 đã được cách ly từ đầu.
Các ca mắc mới tại Hải Dương đều là các F1 đã được cách ly tập trung từ đầu. Ảnh: BYT
Đến 18 giờ ngày 6/3, Việt Nam có tổng cộng 1584 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 891 ca.
Trong đó, riêng Hải Dương có 706 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
10 tỉnh, thành phố đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh.
Thông tin cụ thể 6 ca mắc mới (BN-2502-2507) là các ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương (4 ca lấy mẫu ngày 4/3/2021; 2 ca lấy mẫu ngày 5/3/2021). Cụ thể:
- 2 ca tại huyện Kim Thành là F1 của BN2437; đã được cách ly tập trung từ ngày 28/2/2021 (Ca bệnh BN2502-BN2503).
- 1 ca tại Kim Thành là F1 của BN2393; đã được cách ly tập trung từ ngày 22/2/2021 (Ca bệnh BN2504).
- 1 ca tại Kinh Môn là F1 của BN2481; đã được cách ly tập trung từ ngày 4/3/2021 (Ca bệnh BN2505).
- 1 ca tại Kinh Môn là F1 của BN1879; đã được cách ly tập trung từ ngày 31/1/2021 (Ca bệnh BN2506).
- 1 ca tại Kinh Môn là F1 của BN1711; đã được cách ly tập trung từ ngày 31/01/2021 (Ca bệnh BN2507).
Hiện cả 6 BN được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 3 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương chi nhánh 2.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 49.565.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này Việt Nam đã điều trị khỏi 1.920 BN.
Trong số các BN COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 65 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 57 ca, số ca âm tính lần 3 là 137 ca.
Tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức ngày 6/3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, số lượng vắc xin lần này rất hạn chế. Bộ Y tế đang tích cực phối hợp và đề nghị COVAX chuyển sớm vắc xin về Việt Nam. Bộ trưởng hy vọng tháng 3 lượng vắc xin về dồi dào, hơn khoảng 1,3 triệu liều, đến tháng 4-5 nguồn cung sẽ tăng lên.
Vì thế, lần này Bộ Y tế không thể phân bổ vắc xin cho cho 63 địa phương mà dành cho 13 tỉnh, thành phố có dịch và ưu tiên cho Hải Dương- điểm nóng về phòng chống dịch. Ngày 8/3 sẽ tiêm mũi đầu tiên tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.
Trong lần tiêm này Bộ Y tế tập trung ưu tiên cho đối tượng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ và đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch. Những mũi tiêm đầu tiên được dành cho người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm với đối tượng này. Bộ Y tế tổ chức tiêm tại tất cả cơ sở có điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc nên khả năng lây nhiễm rất cao, sau đó là những người tham gia công tác phòng chống dịch tại cộng đồng như nhóm làm công tác truy vết, xét nghiệm…
Hiện tại, vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ trên 90%, Moderna hiệu lực bảo vệ 94% nhưng vắc xin AstraZeneca chỉ có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.
Người đứng đầu ngành Y tế cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ cố gắng đảm bảo đủ vắc xin theo các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21. Trong tháng 3, lượng vắc xin chưa nhiều, người dân cần hết sức bình tĩnh, khi có những lô tiếp theo ngành y tế sẽ tiêm ngay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC