Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 3: “Đất vàng” và hệ lụy hậu cổ phần hóa

Lê Phương

Thứ bảy, 24/06/2023 - 10:06

(Thanh tra) - Tại Thông báo số 101/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiểm tra việc thực hiện xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa (CPH) Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan...

Hơn 6 năm qua, việc thực hiện xử lý sau thanh tra tại Hãng Phim truyện Việt Nam vẫn còn... bỏ ngỏ. Ảnh: internet

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, TTCP đã thành lập tổ kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 447/KL-TTCP ngày 30/3/2018, và Kết luận thanh tra (bổ sung) số 1412/KL-TTCP ngày 23/8/2018 của TTCP về công tác CPH Hãng Phim truyện Việt Nam.

Thông báo Kết luận số 1589/TB-TTCP về việc thanh tra công tác CPH VFS, TTCP đã chỉ ra sai phạm như lựa chọn tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn CPH chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Ban Chỉ đạo CPH để cho VFS tự lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn CPH là vi phạm Luật Đấu thầu 2013. VFS ký kết hợp đồng với hai đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và CPH nhưng chưa tuân thủ mẫu hợp đồng quy định.

Chọn lựa và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có nhiều sai sót như: Xây dựng tiêu chí và cam kết lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu thực tiễn với một ngành nghề kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh.

TTCP đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải xây dựng quy trình để nhà đầu tư chiến lược là Tổng Cty Vận tải thủy rút vốn trước thời hạn; chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất của các đơn vị thuộc bộ. Chỉ đạo các đơn vị rà soát thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nhà, đất…

“Bi kịch” hậu VFS kéo dài 6 năm qua vẫn còn để lại nỗi đau dai dẳng cho những ai tâm huyết với nền điện ảnh nước nhà. Khá dễ dàng nhận ra “ông chủ” thực sự của VFS là Cty Vạn Cường - một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đã tiến hành thâu tóm VIVASO. Sau đó thông qua VIVASO tiếp tục sở hữu 65% VFS.

Trước khi VIVASO và VFS được CPH, cả hai đơn vị có điểm chung là hoạt động kinh doanh chính không liên quan gì tới Vạn Cường, nhưng cả 2 đều giống nhau về quyền lợi đang sở hữu “đất vàng”. Với VIVASO, ngoài việc có giá trị doanh nghiệp của một tổng công ty vận tải đường thủy, còn đang quản lý sử dụng nhiều khu đất có giá trị lớn ở miền Bắc với tổng diện tích là 50ha. Trong số đó có các vị trí giá trị lớn như ở 158 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, hoặc các khu nhà xưởng, mặt bằng cũng ở vị trí đẹp như phường Tân Ấp (quận Ba Đình); Kim Mã, Láng Hạ, Đội Cấn (TP Hà Nội)…

Đối với VFS, đơn vị này cũng đang được quyền thuê và sử dụng 4 khu “đất vàng”. Tại TP HCM có một lô đất 1.208,72m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP HCM - hình thức sở hữu thuê đất của Nhà nước. Tại Hà Nội có 5.443,5m2 đất tại số 4 Thụy Khuê, hình thức sở hữu là thuê đất trả tiền hàng năm, đất đã thuê hơn 50 năm; có 904,9m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám - hình thức sở hữu là giao đất; có 6.382,8m2 đất ở Đông Anh (trường quay Cổ Loa) - hình thức sở hữu là giao đất.

Sau CPH, cách thức quản lý của nhà đầu tư mới dành cho VIVASO và VFS giống nhau đó là làm tê liệt sản xuất kinh doanh, đẩy người lao động thất nghiệp, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng.

Từ ngày được CPH, Cảng Hà Nội từng có hàng trăm cán bộ công nhân viên, nhưng đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các cảng đường thủy lớn tại miền Bắc cũng tương tự. Tòa nhà trụ sở chính của VIVASO trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng được cho thuê lại, còn đơn vị này dồn trụ sở về Cảng Hà Nội.

Đối với VFS, việc chi hơn 32 tỷ đồng trở thành cổ đông chiến lược VFS cũng chính là khoản đầu tư có tính toán của VIVASO. Và rồi hơn 6 năm qua, các nghệ sĩ của Hãng phim đã ròng rã có đơn kêu cứu do chủ đầu tư nợ lương, không có dự án phim truyện, không đầu tư vào lĩnh vực hoạt động chính...

Có thể thấy, chỉ riêng việc cho thuê mặt bằng, chủ sở hữu đã “hái ra tiền” hàng chục tỷ mỗi năm. Được biết, giá đất ở tại mặt đường Thụy Khuê được UBND TP Hà Nội quy định là 46 triệu/m2, nhưng thực tế có thời điểm giao dịch đã lên đến 300 triệu đồng/m2. Còn đất mặt phố Hoàng Hoa Thám hiện nay, mỗi mét vuông có giá khoảng 150 triệu/m2, khu đất tại Đông Anh của VFS có trị giá tối thiểu 200 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra CPH VFS thực hiện thế nào, Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kiểm điểm trách nhiệm nhiều sở cho phép Công ty STO tiếp tục triển khai dự án

Kiểm điểm trách nhiệm nhiều sở cho phép Công ty STO tiếp tục triển khai dự án

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký Công văn số 9479 về việc tổ chức thực hiện một số nội dung tại kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra toàn diện Dự án (DA) Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư nông nhiệp, nông thôn và Dịch vụ thể thao, du lịch STO (Công ty STO) làm chủ đầu tư.

Ngọc Phó

18:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm