Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Thái Hải

Thứ tư, 11/06/2025 - 16:14

(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Cục VI).

Tập thể Cục VI. Ảnh: HN

Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối tài chính, ngân hàng

Cục VI là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi chung là các Bộ khối tài chính, ngân hàng) và các lĩnh vực Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý.

Cục có chức năng, nhiệm vụ là chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Thanh tra Chính phủ khi được giao.

Phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là Bộ) thuộc lĩnh vực phụ trách; hướng dẫn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng kế hoạch thanh tra và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra.

Hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ khối tài chính, ngân hàng khi được Tổng Thanh tra giao.

Tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

Tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Chủ trì tham mưu Tổng Thanh tra góp ý dự thảo các văn bản, dự án, đề án do các Bộ khối tài chính, ngân hàng chủ trì xây dựng lấy ý kiến tham gia của Thanh tra Chính phủ. Chủ trì, tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cua các Bộ khối tài chính, ngân hàng định kỳ và đột xuất.

Tham mưu Tổng Thanh tra đề nghị Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử người có chuyên môn, nghiệp vụ tham gia đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ khi cần thiết.

Bên cạnh đó, tham mưu Tổng Thanh tra thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ khối tài chính, ngân hàng và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyên quản lý của Bộ Tài chính; việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

Tham mưu Tổng Thanh tra trong việc thanh tra các vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ; nắm tình hình, báo cáo kết quả và đề xuất Tổng Thanh tra cho ý kiến chỉ đạo thanh tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ khi được Tổng Thanh tra giao.

Tham mưu Tổng Thanh tra trong việc thanh tra theo đề nghị của Bộ trưởng đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ khối tài chính, ngân hàng đại diện chủ sở hữu.

Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đề xuất Tổng Thanh tra quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra Úy ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của các đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh do Cục chủ trì theo quy định; hướng dẫn, triến khai thực hiện, tong hợp kết quả và xây dựng báo cáo tống kết các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng được phân công.

Phối hợp với Cục Theo dõi, đôn đôc và Xử lý sau thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ đối với những vụ việc do Cục chủ trì tiến hành thanh tra.

Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.

Tham mưu Tổng Thanh tra xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.

8 phòng chức năng

Cục VI làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ, đúng quy định pháp luật, đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của công chức và hiệu quả trong hoạt động của Cục.

Công chức của Cục khi tham gia các đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ các quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Tổng Thanh tra Chính phủ, trước Cục trưởng về kết quả công việc được phân công, được giao.

Cục VI do ông Trịnh Văn Toàn làm Cục trưởng và 6 Phó Cục trưởng gồm các ông: Nguyễn Mạnh Hà; Diêm Đăng Việt; Nguyễn Thanh Bình; Đỗ Trung Kiên; Lê Quốc Đạt; Trần Xuân Dũng.

Cơ cấu tổ chức của Cục VI có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng với 8 phòng chức năng thuộc Cục gồm: Phòng Tổng hợp; Phòng Thanh tra lĩnh vực ngân sách Nhà nước (Phòng 1); Phòng Thanh tra lĩnh vực đầu tư (Phòng 2); Phòng Thanh tra lĩnh vực thuế (Phòng 3); Phòng Thanh tra lĩnh vực tài chính doanh nghiệp (Phòng 4); Phòng Thanh tra lĩnh vực ngân hàng (Phòng 5); Phòng Thanh tra lĩnh vực bảo hiểm (Phòng 6); Phòng Thanh tra lĩnh vực hải quan (Phòng 7); Phòng Thanh tra lĩnh vực tài chính tổng hợp (Phòng 8).

Cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra phụ trách; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, báo báo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo quy định; khi cần thiết có kiến nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Quan hệ giữa Cục VI với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ là quan hệ phối hợp, trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc phối hợp với các vụ, cục, đơn vị khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ và các văn bản, quy định khác có liên quan.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh số hóa, ứng dụng AI

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh số hóa, ứng dụng AI

(Thanh tra) - Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng yêu cầu Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu cho công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.

Ngô Tân

19:36 18/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm