Đến ngày 29/10, toàn bộ 67 Đảng bộ tỉnh, thành phố, Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã tổ chức thành công Đại hội.Như vậy, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn tất Đại hội đúng tiến độ đề ra theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, tạo tiền đề thuận lợi tiến tới Đại hội XIII của Đảng dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021.Lộ trình cho 5 năm tiếp theoHai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội là việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị (công tác văn kiện) và bầu ra cơ quan lãnh đạo của Đảng (công tác nhân sự).Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh hai nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, đều phải chuẩn bị thật tốt, đặc biệt việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ văn kiện Đại hội rất quan trọng, không phải là nghị quyết bình thường mà là văn kiện 5 năm mới có một lần, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, tính chính trị, mang tầm chiến lược, đồng thời phải có tính quần chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra.Đại hội các Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã quán triệt sâu sắc các chỉ đạo của Trung ương trong công tác tổ chức Đại hội. Việc thảo luận, góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội được thực hiện bài bản, đúng theo quy định của Đảng, trong đó thảo luận vào dự thảo báo cáo chính trị, qua đó xác định đường hướng phát triển cho 5 năm tiếp theo đã được các đại biểu tham gia góp ý trách nhiệm.Nhiều ý kiến đã góp ý cụ thể vào dự thảo Báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình Đại hội Đảng bộ, tập trung đánh giá thành tựu, kết quả đạt được trên các lĩnh vực nhiệm kỳ vừa qua, những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn; đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, nhất là những nội dung có liên quan trực tiếp đến Đảng bộ.Đại hội cũng là dịp nhìn lại, kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, các ý kiến đánh giá về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; nội dung, phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.Xác định “điểm nghẽn” để tháo gỡCùng với việc đánh giá khái quát những kết quả Đảng bộ tỉnh, thành phố, Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ vừa qua, từng Đảng bộ đã thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế cần tập trung khắc phục.Đó là An Giang còn 7/15 chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP, GRDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư toàn xã hội… chưa đạt theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ tỉnh; đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, chưa rõ nét; thực hiện các khâu đột phá chưa mang lại hiệu quả mong muốn...Hay Vĩnh Long cần tập trung cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh do hiện nay hai chỉ số này rất thấp, trong đó chỉ số cải cách hành chính đứng áp chót trong cả nước…Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ này, các Đảng bộ đã chú trọng hơn công tác xây dựng Đảng, đi thẳng vào vấn đề, nhận diện những thuận lợi, khó khăn, chỉ ra những “điểm nghẽn” để tháo gỡ.Trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, mỗi Đảng bộ tập trung lựa chọn từ 2 đến 3 nội dung đột phá để thực hiện; tránh tình trạng “dàn hàng ngang” như trước đây.Cụ thể, Đảng bộ Hà Nội xác định ba khâu đột phá gồm ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao…Tổ chức Đại hội sớm nhất khu vực Tây Nguyên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI xác định tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thực hiện đầy đủ, đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn; đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Cao Bằng tập trung vào 3 nội dung đột phá gồm đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của khu vực trung du và miền núi phía Bắc; phát triển nông nghiệp thông minh, gắn với chế biến, hướng đến xuất khẩu; phát triển kinh tế cửa khẩu, xây dựng Cao Bằng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi Trung Quốc và sang các nước châu Âu.Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu, định hướng phát triển thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, “vì cả nước, cùng cả nước,” vì hạnh phúc của nhân dân, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.Nhất trí cao với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của ĐảngĐại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã dành nhiều thời gian đóng góp ý kiến thảo luận và cơ bản tán thành, thể hiện sự nhất trí cao với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Các đại biểu biểu quyết thông qua danh sách Ban Chấp hàng Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN) Dự thảo các Báo cáo được xây dựng công phu, tiếp thu các ý kiến đóng góp hợp lý, kết tinh trí tuệ, ý chí, khát vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; bố cục chặt chẽ, khoa học; nội dung có tầm chiến lược, khái quát cao, có cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước.Các nhận định, đánh giá tổng quát đã làm nổi bật nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua những khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, tạo nhiều dấu ấn nổi bật đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.Về đánh giá tổng quát thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước qua 35 năm đổi mới, các ý kiến đều nhất trí với đánh giá của Trung ương về kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội XII, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới: Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng và nhân dân ta; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Nội dung dự thảo các báo cáo thể hiện khách quan những thành tựu, hạn chế và có tính khái quát cao; vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân về tất cả các lĩnh vực được thể hiện trong các nhóm vấn đề lớn.Các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản phù hợp cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 (mốc 100 năm thành lập Đảng) và năm 2045 (mốc 100 năm thành lập nước).Nhiều nội dung có tính kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận. Trong đó, việc lựa chọn chủ đề Đại hội XIII của Đảng đã bao quát đầy đủ những vấn đề cốt lõi nhất của Đảng, phù hợp với thực tiễn đặt ra cho đất nước trong giai đoạn tới./.