Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 14/10/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Thời gian qua, liên tục các bệnh viện lên tiếng về tình trạng thiếu thuốc điều trị cho người bệnh, như Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương hay nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị cho bệnh nhân vì thiếu thuốc.
Ảnh minh hoạ: PV
Thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế làm ảnh hưởng đến hoạt động khám, chữa bệnh, vì khi thiếu thuốc bảo hiểm y tế mà đã có chỉ định của bác sĩ thì người bệnh hoặc thân nhân của họ sẽ phải bỏ tiền túi để mua thuốc ở ngoài.
Về vấn đề này, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ cho biết, nguyên nhân của tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế là do đứt chuỗi cung ứng.
Mới đây, Trung tâm Mua sắm đấu thầu thuốc tập trung Quốc gia cũng đã công bố kết quả thầu đối với những thuốc nằm trong danh mục này, vì vậy, vấn đề thiếu thuốc đang được khắc phục dần. Tuy nhiên, liên quan đến các vật tư, thiết bị y tế thì hiện tại các quy định mua sắm đang “bó” và rất khó mua.
Ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế, trong đó có nguyên nhân do một số thể chế của chúng ta hiện nay chưa rõ ràng, chưa minh bạch, dẫn tới các đơn vị tham gia đấu thầu, kể cả Bộ Y tế, sở y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có được hành lang pháp lý đầy đủ, nên e dè và e ngại trong việc thực hiện tổ chức đấu thầu.
Nguyên nhân khác nữa do năng lực thực hiện công tác đấu thầu cả từ Trung ương đến cấp địa phương và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng có những hạn chế nhất định; các doanh nghiệp không tham gia đấu thầu vì không có lợi nhuận do giá thuốc tăng, hồ sơ mời thầu có giá thấp…
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế, theo ông Nguyễn Huy Quang, trước tiên phải có đánh giá xem tình trạng thiếu thuốc ở từng cấp, Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, trung tâm y tế… mức độ như thế nào, thiếu những dòng thuốc nào. Tiếp đó, cần xem nguyên nhân của từng đơn vị vì mỗi đơn vị ở vùng miền khác nhau, mô hình khác nhau, cách quản lý cũng khác nhau.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế, thời gian qua, nhiều cuộc họp đã được tổ chức, Bộ Y tế đã làm việc với các bệnh viện, chuyên gia y tế và bộ, ngành liên quan để bàn biện pháp tháo gỡ.
Đáng lưu ý, nhằm khảo sát, ghi nhận thực trạng cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện và ghi nhận tác động của việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ảnh hưởng tới chất lượng khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm theo thẩm quyền nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.
Bộ Y tế được giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám chịu trách nhiệm...
Tại hội nghị Bộ Y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau 5 năm triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn chống dịch, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng được quá trình hội nhập quốc tế. Các thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm chậm quá trình tiếp cận thuốc của người dân, thậm chí có nơi phát sinh thiếu thuốc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh. Do vậy, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, muốn khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, cần thiết phải sửa Luật Dược.
Liên quan đến giải pháp hỗ trợ các bệnh viện trong tình trạng thiếu thuốc khi chưa gỡ rối được công tác đấu thầu, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đang tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu. Đồng thời đẩy mạnh cấp phép, quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế, nhất là đối với các thuốc hiếm và đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đối với những thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng cho biết bộ này đang nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối với một số loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị các bệnh hiếm gặp để kịp thời phục vụ công tác mua sắm, điều trị tại các cơ sở y tế. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 14/1, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã trao quyết định bổ nhiệm lại một số chức vụ lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ.
Phương Anh
(Thanh tra) - Trong 2 ngày 14 và 15/1, Hội nghị Chuyên đề về phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc với chủ đề “Chia sẽ dữ liệu – dẫn lối tương lai” đã được tổ chức với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế.
Hoàng Nam
Cảnh Nhật
Cảnh Nhật
Thu Anh
An Hoàng
Trọng Tài
TC
Chu Tuấn
Trần Kiên
Thanh Giang
Nam Dũng
Chu Tuấn
Chính Bình
Trung Hà
Cảnh Nhật
T.Thanh
Hải Hà