Đan sâm có tên khoa học là Salvia Multiorrhiza Bunge. Loài cây này thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Dân gian nhắc đến loại thảo dược này với một vài tên gọi khác như Huyết Sâm, xích sâm, huyết căn. Đan có nghĩa là đỏ, sâm có màu đỏ. Đan sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản,Việt Nam. Do giá trị y học quý nên từ xưa nhiều người đã di thực mang giống cây này về gây trồng tại Việt Nam.

Rễ của cây đan sâm có tác dụng hiệu quả điều trị nhờ thành phần hoạt chất chính bao gồm 3 xeton tinh thể: Tanshinone I, Tanshinone II và Tanshinone III. Ngoài ra, còn có chất tinh thể màu vàng là Cryptoshinone. Trong sách cổ có ghi Đan sâm vị hơi đắng, tính hàn, quy kinh tâm, tâm bào và Can. Y học cổ truyền ghi nhận nhiều tác dụng của Đan sâm như hoạt huyết, hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an thần và thanh nhiệt trừ phiền. Trong “sách phụ nhân minh lý luận” có ghi “nhất vị Đan Sân, cộng đồng tứ vật” – tứ vật thang là bài thuốc kinh điển trong đông y bao gồm 4 vị thuốc quý đương quy, bạch thược, thục địa và xuyên khung. Như vậy đủ hiểu công dụng 1 vị Đan Sâm hiệu quả và toàn diện bằng cả bài tứ vật kinh điển.

Nghiên cứu dược lý y học hiện đại ngoài những tác dụng tuyệt vời của đan sâm trên tim như ổn định huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn mái, hạn chế đông máu và nhồi máu cơ tim… thì một số nghiên cứu ứng dụng lâm sàng sử dụng dịch chiết đam sâm trên đối tượng bệnh nhân viêm gan virus cả hai dạng cấp và mạn cho kết quả như sau:

Với bệnh nhân viêm gan cấp: Dùng dịch chiết Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 104 ca viêm gan cấp, tỷ lệ khỏi 81,7% tổng số có kết quả đạt 97%. Phát hiện đan sâm có tác dụng làm gan nhỏ lại, cải thiện tuần hoàn, điều tiết tổ chức hồi phục, giải độc, kháng virus (lâm sàng và thực nghiệm – báo cáo của Kiều Phúc Lương, Thiểm Tây Trung Y 1980).

Với bệnh nhân viêm gan mạn hoạt động: Dùng dịch chiết đan sâm 4ml/ngày chích bắp, theo dõi 3 tháng có nhóm đối chiếu. Kết quả có 11 ca viêm gan mãn sau 2 tháng có 11 ca phục hồi bình thường, nhóm đối chiếu sau 3 tháng có 6 ca. (Bạch Ngọc Lương, chích dịch Đơn sâm trị viêm gan mạn hoạt động, Tạp chí Trung Tây Y kết hợp 1984)

Những kết quả trên là bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của đan sâm với người bệnh gan. Giải thích kết quả này, đan sâm cho thấy tác dụng tăng lưu thông máu trong gan, chống viêm gan, loại huyết xấu sinh huyết mới. Do đó có khả năng làm nuôi dưỡng phục hồi tổ chức gan, tăng hiệu quả hoạt chất ức chế virus, kéo dài tỷ lệ  sống tế bào gan trong điều kiện thiếu oxi (rất tốt cho người gan kém và xơ).

Để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh về gan cần phải phối hợp khéo vị thảo dược này cùng với các thảo dược khác như Hoàng kỳ, Chi tử, Bồ bồ, Cà gai leo, Mã đề, Diệp hạ châu đã được DS Phạm Xa nghiên cứu theo một phương pháp mới – có tên là phương pháp cân bằng – giúp phát huy toàn diện hiệu quả các vị thuốc này lên tổ chức gan, đặc biệt những người bị viêm gan virus B, C. Nhằm giúp người bệnh thuận tiện trong quá trình sử dụng, vị Đan Sâm và các thảo dược đã được nghiên cứu theo phương pháp cân bằng, đã được công ty HARIFO đăng ký Bộ Y Tế có tên Hoàng mộc can và chuyển giao sản xuất tại nhà máy Dược VTYT Hải Dương. Sản phẩm được phân phối tại nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.

Mai Lê