Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chức sắc, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Bùi Bình

Thứ ba, 23/11/2021 - 21:55

(Thanh tra)- Những năm qua, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần chia sẻ gánh nặng với chính quyền trong công tác “xoá đói, giảm nghèo”. Ngoài ra, các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái trao 100 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Hồng Oanh

Tham gia tích cực phong trào thi đua yêu nước

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 3 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và nhiều loại hình tín ngưỡng. Tổng số có 176 tổ chức tôn giáo cơ sở, trực thuộc, 88 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung với 76.644 tín đồ, chiếm khoảng 9% dân số. Chính quyền chấp thuận 139 tổ chức trực thuộc và 33 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung; có 117 cơ sở tôn giáo, 364 cơ sở tín ngưỡng trong đó có 59 cơ sở đã được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh:

Công giáo có 2 giáo hạt, 26 giáo xứ, 135 giáo họ, 6 cộng đoàn dòng tu, 1 hội đoàn, 54 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung với 59.836 tín đồ. Chính quyền đã công nhận 26 giáo xứ, 101 giáo họ, 4 cộng đoàn dòng tu, 1 hội đoàn trực thuộc, 17 điểm nhóm; có 89 nhà thờ, nhà nguyện.

Phật giáo có 1 Ban Trị sự cấp tỉnh, 6 Ban Trị sự cấp huyện, 5 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung; 15.383 tín đồ, 28 chùa, trong đó 12 chùa có sư trụ trì.

Tin Lành có 2 Hội thánh cơ sở, 29 điểm nhóm, với 2.095 tín đồ. Chính quyền đã công nhận 2 Hội thánh cơ sở và 11 điểm nhóm; chưa có cơ sở thờ tự.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; các tổ chức tôn giáo, gắn bó, hòa hợp “sống tốt đời, đẹp đạo”, yên tâm, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào “ích nước, lợi dân”, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác đã được kiềm chế và giải quyết đúng quy định của pháp luật. Từ đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các tôn giáo đã góp phần chia sẻ gánh nặng với chính quyền trong công tác “xoá đói, giảm nghèo, có nhiều điển hình phát triển kinh tế hộ gia đình tiêu biểu, nhiều kinh nghiệm hay để giảm nghèo bền vững ở mỗi khu dân cư, đây luôn là hoạt động mang tính thiết thực và trọng tâm nhất.

Ngoài ra, các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; khơi dậy sự đồng lòng chung sức, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khu dân cư.

Huy động hơn 16 tỷ đồng để hỗ trợ từ thiện, nhân đạo

Với tinh thần tương thân, tương ái cùng chung tay chia sẻ khó khăn, các tôn giáo tích cực tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo”, Chương trình Nối vòng tay nhân ái - Tết cho người nghèo”. Trong năm 2019 - 2020, Giáo hạt Yên Bái và Giáo hạt Nghĩa Lộ đã vận động được hơn 6 tỷ đồng, Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, cấp huyện và một số cơ sở thờ tự của Phật giáo vận động được hơn 10 tỷ đồng giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, khó khăn, chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ cho các hộ dân xóa nhà tạm, hỗ trợ một số cơ sở giáo dục về phòng học, trang thiết bị học đường, nấu cháo phục vụ bệnh nhân tại các bệnh viện… Nhiều điển hình tiên tiến là chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện đã được các cấp các ngành vinh danh…

Về đời sống văn hóa, đạo đức của tôn giáo được phát huy, trong đó có những giá trị tiến bộ phù hợp với xã hội hiện nay như: Công giáo và Tin lành với 10 điều dăn của Chúa mỗi tín đồ phải “thảo kính cha mẹ, yêu thương mọi người, không ham muốn của cải người khác hay việc hôn nhân chung thủy một vợ một chồng...”; Phật giáo với lời dạy không tham, sân, si... cùng với đó là đường hướng hành đạo của các tôn giáo dăn dạy tín đồ chấp hành pháp luật, làm tốt vai trò, trách nhiệm với gia đình, xã hội theo phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc”, “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Qua đó, những vùng có đông đồng bào theo đạo tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, các tệ nạn xã hội được kiềm chế như (nạn rượu chè, cờ bạc, trộm cắp…), đặc biệt là đối với vấn đề bình đẳng giới và hôn nhân gia đình thì trong vùng đồng bào Công giáo tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng ít hơn so với mức trung bình của địa phương.

Nhiều vị chức sắc tôn giáo đã là cầu nối quan trọng để tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo chống lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn khu dân cư.

Bên cạnh đó các chức sắc, chức việc, người uy tín trong các tôn giáo phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động tín đồ, người dân chấp hành các quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nâng cao ý thức phòng ngừa, bảo vệ an toàn các cơ sở tôn giáo, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan ra cộng đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm