Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khu đô thị Ciputra cứ mưa là ngập lụt nặng, lỗi tại ai?

PV

Chủ nhật, 14/08/2022 - 12:17

Sau cơn mưa đêm 11/8 và sáng 12/8, tình trạng ngập lụt nặng nề xảy ra tại Khu đô thị Ciputra, khiến dư luận cho rằng chủ đầu tư chỉ chạy theo giá trị thương mại

Khu đô thị Ciputra được coi là khu đô thị cao cấp bậc nhất Việt Nam

Khu đô thị Ciputra nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, trải rộng trên 2 phường là phường Xuân La và phường Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ. Dự án này được quảng cáo có vị trí đặc biệt đắc địa về phong thủy khi nằm gần sông Hồng và hồ Tây. Khu đô thị này do Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long - liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư.Cổng chính khu đô thị nằm ở phía Tây, nơi đây còn được đánh giá là khu đô thị đạt chuẩn chất lượng quốc tế tại Việt Nam với những tiện ích đẳng cấp bậc nhất. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, cư dân sống trong khu đô thị cao cấp này vẫn phải khổ sở vì lụt lội.Theo khảo sát của phóng viên, vào trưa ngày 12/8, tại khu vực tuyến đường phía bên trái từ cổng vào khu đô thị (gần đài phun nước) bị ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc đi lại của cư dân. Ghi nhận cho thấy những xe ô tô gầm cao đi qua khu vực này cũng gần như ngập bánh, còn xe ô tô gầm thấp đã không dám đi vào tuyến đường này vì sợ chết máy.Bà K.N. sống tại 1 chung cư tại đây cho biết: “Chúng tôi rất bức xúc vì bỏ ra số tiền tỷ để sở hữu căn hộ cao cấp tại khu đô thị hàng đầu của Việt Nam nhưng vẫn phải chịu cảnh ngập lụt. Mỗi khi trời mưa lũ, để đi đến cơ quan tôi phải vòng xe đi hướng khác xa, vừa mất thời gian lại bất tiện đủ đường”. Nước ngập lênh láng tại con đường trong khu đô thị Ciputra Người dân sống ở khu đô thị cho rằng, đây mới ảnh hưởng của cơn bão, lượng mưa cũng chưa quá lớn nhưng đã xảy ra tình trạng ngập lụt. Nếu mùa mưa, lượng mưa lớn hơn nữa thì tình trạng ngập lụt còn nghiêm trọng hơn, xe cộ không thể di chuyển được nên nhiều người còn gọi đó “con đường đau khổ trong Ciputra”. Người dân bức xúc cho rằng, không thể tưởng tượng nổi một Khu đô thị cao cấp như Ciputra nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước lại kém đến như vậy.Đánh đổi hạ tầng, tiện ích… lấy dự án thương mại?Liên quan đến vấn ngập úng, dư luận đặt ra dấu hỏi về vấn đề xây dựng và quản lý hạ tầng như thế nào mà để xảy ra tình trạng như trên. Lẽ ra chung cư thuộc dạng cao cấp thì phải được làm tốt hạ tầng rồi mới phát triển các khu nhà ở thương mại. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ lo xây dựng nhà cửa rồi rao bán với giá nhiều tỷ đồng mỗi căn nhưng lại không quan tâm nhiều đến hạ tầng, khiến hạ tầng không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân sống trong khu đô thị. Nước ngập cả một đoạn dài khiến các phương tiện gặp khó khi di chuyển (ảnh cắt từ clip người dân cung cấp) Đơn cử như trường hợp ô đất ký hiệu I.A 20 cùng các ô đất khác chiếm 20% quỹ đất ở để phục vụ xây dựng nhà ở chính sách của thành phố theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo phản ánh hiện nay lô đất I.A 20 đã biến thành dự án Cụm công trình Nhà ở khu IA20 KĐT Nam Thăng Long (tên thương mại là chung cư I.A 20 Ciputra). Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Đông Đô – Bộ Quốc phòng.Theo thông tin quảng cáo trên các trang mạng internet, chung cư I.A 20 Ciputra có tổng diện tích 30.091 m2, với quy mô xây dựng gồm 3 tòa chung cư cao 29 tầng đến 40 tầng. Hiện, các trang website bất động sản đang rao bán dự án này với giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2.Đối với khu nhà ở thấp tầng, theo sơ đồ diện tích của khu nhà này, 46 căn thấp tầng đều được phê duyệt là 5 tầng, nhưng trên thực tế 46 công trình thấp tầng đã biến thành 6 tầng nổi. Giá căn biệt thự, shophouse IA20 có giá hàng trăm triệu đồng/m2.Ước tính, khi dự án hoàn thành và đón đủ cư dân về đây sinh sống sẽ “nhồi” thêm mật độ dân số lên rất nhiều, do đó hạ tầng, tiện ích vẫn như cũ sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu của mọi người.Bên cạnh việc “nhồi” thêm tòa nhà cao tầng, chủ đầu tư còn biến công viên thành sân golf. Theo thông tin báo chí cho biết, hiện nay, sân tập golf – Ciputra Club đang chiếm dụng khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao của cư dân. Tại khu đô thị Ciputra đang tồn tại Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong đất quy hoạch công viên Cụ thể, khu đô thị Ciputra được chia làm 3 giai đoạn. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong khu đất thuộc quy hoạch Ciputra giai đoạn 2. Giai đoạn này có tổng diện tích khoảng 148,26ha, quy mô dân số khoảng 18.300 người, được UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 28/7/2004, tại Quyết định số 114/2004/QĐ-UB.Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 không thể hiện khu đất nào là sân tập golf. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trên khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao gồm 8 ô, tổng diện tích khoảng 22ha. Trong đó, 3 ô số 5 diện tích 5.887m2, số 15 diện tích 4.466m2, số 16 diện tích 12.699m2 được bố trí trồng và trưng bày hoa đào với các biện pháp công nghệ cao. Còn 5 ô số 7 diện tích 90.171m2, số 8 diện tích 59.582m2, số 9 diện tích 14.052m2, số 10 diện tích 4.685m2, số 11 diện tích 28.584m2 để trồng cây xanh, làm công viên vui chơi, giải trí cho cư dân trong khu vực.Theo tìm hiểu, Sân tập golf – Ciputra Club được quảng bá hấp dẫn như: Khi đến với nơi này, người chơi sẽ có vừa có cơ hội được tập luyện và thỏa mãn đam mê với môn thể thao quý tộc, vừa được thư giãn, ngắm cảnh, không khác gì đi nghỉ dưỡng ở các resort danh tiếng. Sân golf Ciputra gây ấn tượng bởi những vùng cỏ xanh rì trải dài mướt mắt cùng cảnh hồ nước xanh mướt.Tại Ciputra Club, còn có Học viện đào tạo golf LGA chuyên nghiệp, các cửa hàng dụng cụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, phòng tập golf 3D trong nhà. Với những tiện ích hấp dẫn trên, Ciputra Club đã thu hút được nhiều người bên ngoài vào thuê tập, ước tính thu lợi hàng tỷ đồng mỗi tháng.Dư luận đặt ra dấu hỏi về việc, chủ đầu tư đã không chú trọng vào hạ tầng và tiện ích công cộng mà chỉ tập trung khai thác những giá trị thương mại là có cơ sở. Và, trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở đâu khi để xảy ra những sai phạm như trên?

Khu đô thị Ciputra nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, trải rộng trên 2 phường là phường Xuân La và phường Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ. Dự án này được quảng cáo có vị trí đặc biệt đắc địa về phong thủy khi nằm gần sông Hồng và hồ Tây. Khu đô thị này do Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long - liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư.Cổng chính khu đô thị nằm ở phía Tây, nơi đây còn được đánh giá là khu đô thị đạt chuẩn chất lượng quốc tế tại Việt Nam với những tiện ích đẳng cấp bậc nhất. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, cư dân sống trong khu đô thị cao cấp này vẫn phải khổ sở vì lụt lội.Theo khảo sát của phóng viên, vào trưa ngày 12/8, tại khu vực tuyến đường phía bên trái từ cổng vào khu đô thị (gần đài phun nước) bị ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc đi lại của cư dân. Ghi nhận cho thấy những xe ô tô gầm cao đi qua khu vực này cũng gần như ngập bánh, còn xe ô tô gầm thấp đã không dám đi vào tuyến đường này vì sợ chết máy.Bà K.N. sống tại 1 chung cư tại đây cho biết: “Chúng tôi rất bức xúc vì bỏ ra số tiền tỷ để sở hữu căn hộ cao cấp tại khu đô thị hàng đầu của Việt Nam nhưng vẫn phải chịu cảnh ngập lụt. Mỗi khi trời mưa lũ, để đi đến cơ quan tôi phải vòng xe đi hướng khác xa, vừa mất thời gian lại bất tiện đủ đường”. Nước ngập lênh láng tại con đường trong khu đô thị Ciputra Người dân sống ở khu đô thị cho rằng, đây mới ảnh hưởng của cơn bão, lượng mưa cũng chưa quá lớn nhưng đã xảy ra tình trạng ngập lụt. Nếu mùa mưa, lượng mưa lớn hơn nữa thì tình trạng ngập lụt còn nghiêm trọng hơn, xe cộ không thể di chuyển được nên nhiều người còn gọi đó “con đường đau khổ trong Ciputra”. Người dân bức xúc cho rằng, không thể tưởng tượng nổi một Khu đô thị cao cấp như Ciputra nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước lại kém đến như vậy.Đánh đổi hạ tầng, tiện ích… lấy dự án thương mại?Liên quan đến vấn ngập úng, dư luận đặt ra dấu hỏi về vấn đề xây dựng và quản lý hạ tầng như thế nào mà để xảy ra tình trạng như trên. Lẽ ra chung cư thuộc dạng cao cấp thì phải được làm tốt hạ tầng rồi mới phát triển các khu nhà ở thương mại. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ lo xây dựng nhà cửa rồi rao bán với giá nhiều tỷ đồng mỗi căn nhưng lại không quan tâm nhiều đến hạ tầng, khiến hạ tầng không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân sống trong khu đô thị. Nước ngập cả một đoạn dài khiến các phương tiện gặp khó khi di chuyển (ảnh cắt từ clip người dân cung cấp) Đơn cử như trường hợp ô đất ký hiệu I.A 20 cùng các ô đất khác chiếm 20% quỹ đất ở để phục vụ xây dựng nhà ở chính sách của thành phố theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo phản ánh hiện nay lô đất I.A 20 đã biến thành dự án Cụm công trình Nhà ở khu IA20 KĐT Nam Thăng Long (tên thương mại là chung cư I.A 20 Ciputra). Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Đông Đô – Bộ Quốc phòng.Theo thông tin quảng cáo trên các trang mạng internet, chung cư I.A 20 Ciputra có tổng diện tích 30.091 m2, với quy mô xây dựng gồm 3 tòa chung cư cao 29 tầng đến 40 tầng. Hiện, các trang website bất động sản đang rao bán dự án này với giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2.Đối với khu nhà ở thấp tầng, theo sơ đồ diện tích của khu nhà này, 46 căn thấp tầng đều được phê duyệt là 5 tầng, nhưng trên thực tế 46 công trình thấp tầng đã biến thành 6 tầng nổi. Giá căn biệt thự, shophouse IA20 có giá hàng trăm triệu đồng/m2.Ước tính, khi dự án hoàn thành và đón đủ cư dân về đây sinh sống sẽ “nhồi” thêm mật độ dân số lên rất nhiều, do đó hạ tầng, tiện ích vẫn như cũ sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu của mọi người.Bên cạnh việc “nhồi” thêm tòa nhà cao tầng, chủ đầu tư còn biến công viên thành sân golf. Theo thông tin báo chí cho biết, hiện nay, sân tập golf – Ciputra Club đang chiếm dụng khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao của cư dân. Tại khu đô thị Ciputra đang tồn tại Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong đất quy hoạch công viên Cụ thể, khu đô thị Ciputra được chia làm 3 giai đoạn. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong khu đất thuộc quy hoạch Ciputra giai đoạn 2. Giai đoạn này có tổng diện tích khoảng 148,26ha, quy mô dân số khoảng 18.300 người, được UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 28/7/2004, tại Quyết định số 114/2004/QĐ-UB.Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 không thể hiện khu đất nào là sân tập golf. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trên khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao gồm 8 ô, tổng diện tích khoảng 22ha. Trong đó, 3 ô số 5 diện tích 5.887m2, số 15 diện tích 4.466m2, số 16 diện tích 12.699m2 được bố trí trồng và trưng bày hoa đào với các biện pháp công nghệ cao. Còn 5 ô số 7 diện tích 90.171m2, số 8 diện tích 59.582m2, số 9 diện tích 14.052m2, số 10 diện tích 4.685m2, số 11 diện tích 28.584m2 để trồng cây xanh, làm công viên vui chơi, giải trí cho cư dân trong khu vực.Theo tìm hiểu, Sân tập golf – Ciputra Club được quảng bá hấp dẫn như: Khi đến với nơi này, người chơi sẽ có vừa có cơ hội được tập luyện và thỏa mãn đam mê với môn thể thao quý tộc, vừa được thư giãn, ngắm cảnh, không khác gì đi nghỉ dưỡng ở các resort danh tiếng. Sân golf Ciputra gây ấn tượng bởi những vùng cỏ xanh rì trải dài mướt mắt cùng cảnh hồ nước xanh mướt.Tại Ciputra Club, còn có Học viện đào tạo golf LGA chuyên nghiệp, các cửa hàng dụng cụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, phòng tập golf 3D trong nhà. Với những tiện ích hấp dẫn trên, Ciputra Club đã thu hút được nhiều người bên ngoài vào thuê tập, ước tính thu lợi hàng tỷ đồng mỗi tháng.Dư luận đặt ra dấu hỏi về việc, chủ đầu tư đã không chú trọng vào hạ tầng và tiện ích công cộng mà chỉ tập trung khai thác những giá trị thương mại là có cơ sở. Và, trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở đâu khi để xảy ra những sai phạm như trên?

Khu đô thị Ciputra nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, trải rộng trên 2 phường là phường Xuân La và phường Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ. Dự án này được quảng cáo có vị trí đặc biệt đắc địa về phong thủy khi nằm gần sông Hồng và hồ Tây. Khu đô thị này do Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long - liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư.Cổng chính khu đô thị nằm ở phía Tây, nơi đây còn được đánh giá là khu đô thị đạt chuẩn chất lượng quốc tế tại Việt Nam với những tiện ích đẳng cấp bậc nhất. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, cư dân sống trong khu đô thị cao cấp này vẫn phải khổ sở vì lụt lội.Theo khảo sát của phóng viên, vào trưa ngày 12/8, tại khu vực tuyến đường phía bên trái từ cổng vào khu đô thị (gần đài phun nước) bị ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc đi lại của cư dân. Ghi nhận cho thấy những xe ô tô gầm cao đi qua khu vực này cũng gần như ngập bánh, còn xe ô tô gầm thấp đã không dám đi vào tuyến đường này vì sợ chết máy.Bà K.N. sống tại 1 chung cư tại đây cho biết: “Chúng tôi rất bức xúc vì bỏ ra số tiền tỷ để sở hữu căn hộ cao cấp tại khu đô thị hàng đầu của Việt Nam nhưng vẫn phải chịu cảnh ngập lụt. Mỗi khi trời mưa lũ, để đi đến cơ quan tôi phải vòng xe đi hướng khác xa, vừa mất thời gian lại bất tiện đủ đường”. Nước ngập lênh láng tại con đường trong khu đô thị Ciputra Người dân sống ở khu đô thị cho rằng, đây mới ảnh hưởng của cơn bão, lượng mưa cũng chưa quá lớn nhưng đã xảy ra tình trạng ngập lụt. Nếu mùa mưa, lượng mưa lớn hơn nữa thì tình trạng ngập lụt còn nghiêm trọng hơn, xe cộ không thể di chuyển được nên nhiều người còn gọi đó “con đường đau khổ trong Ciputra”. Người dân bức xúc cho rằng, không thể tưởng tượng nổi một Khu đô thị cao cấp như Ciputra nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước lại kém đến như vậy.Đánh đổi hạ tầng, tiện ích… lấy dự án thương mại?Liên quan đến vấn ngập úng, dư luận đặt ra dấu hỏi về vấn đề xây dựng và quản lý hạ tầng như thế nào mà để xảy ra tình trạng như trên. Lẽ ra chung cư thuộc dạng cao cấp thì phải được làm tốt hạ tầng rồi mới phát triển các khu nhà ở thương mại. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ lo xây dựng nhà cửa rồi rao bán với giá nhiều tỷ đồng mỗi căn nhưng lại không quan tâm nhiều đến hạ tầng, khiến hạ tầng không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân sống trong khu đô thị. Nước ngập cả một đoạn dài khiến các phương tiện gặp khó khi di chuyển (ảnh cắt từ clip người dân cung cấp) Đơn cử như trường hợp ô đất ký hiệu I.A 20 cùng các ô đất khác chiếm 20% quỹ đất ở để phục vụ xây dựng nhà ở chính sách của thành phố theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo phản ánh hiện nay lô đất I.A 20 đã biến thành dự án Cụm công trình Nhà ở khu IA20 KĐT Nam Thăng Long (tên thương mại là chung cư I.A 20 Ciputra). Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Đông Đô – Bộ Quốc phòng.Theo thông tin quảng cáo trên các trang mạng internet, chung cư I.A 20 Ciputra có tổng diện tích 30.091 m2, với quy mô xây dựng gồm 3 tòa chung cư cao 29 tầng đến 40 tầng. Hiện, các trang website bất động sản đang rao bán dự án này với giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2.Đối với khu nhà ở thấp tầng, theo sơ đồ diện tích của khu nhà này, 46 căn thấp tầng đều được phê duyệt là 5 tầng, nhưng trên thực tế 46 công trình thấp tầng đã biến thành 6 tầng nổi. Giá căn biệt thự, shophouse IA20 có giá hàng trăm triệu đồng/m2.Ước tính, khi dự án hoàn thành và đón đủ cư dân về đây sinh sống sẽ “nhồi” thêm mật độ dân số lên rất nhiều, do đó hạ tầng, tiện ích vẫn như cũ sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu của mọi người.Bên cạnh việc “nhồi” thêm tòa nhà cao tầng, chủ đầu tư còn biến công viên thành sân golf. Theo thông tin báo chí cho biết, hiện nay, sân tập golf – Ciputra Club đang chiếm dụng khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao của cư dân. Tại khu đô thị Ciputra đang tồn tại Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong đất quy hoạch công viên Cụ thể, khu đô thị Ciputra được chia làm 3 giai đoạn. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trong khu đất thuộc quy hoạch Ciputra giai đoạn 2. Giai đoạn này có tổng diện tích khoảng 148,26ha, quy mô dân số khoảng 18.300 người, được UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 28/7/2004, tại Quyết định số 114/2004/QĐ-UB.Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 không thể hiện khu đất nào là sân tập golf. Sân tập golf – Ciputra Club nằm trên khu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao gồm 8 ô, tổng diện tích khoảng 22ha. Trong đó, 3 ô số 5 diện tích 5.887m2, số 15 diện tích 4.466m2, số 16 diện tích 12.699m2 được bố trí trồng và trưng bày hoa đào với các biện pháp công nghệ cao. Còn 5 ô số 7 diện tích 90.171m2, số 8 diện tích 59.582m2, số 9 diện tích 14.052m2, số 10 diện tích 4.685m2, số 11 diện tích 28.584m2 để trồng cây xanh, làm công viên vui chơi, giải trí cho cư dân trong khu vực.Theo tìm hiểu, Sân tập golf – Ciputra Club được quảng bá hấp dẫn như: Khi đến với nơi này, người chơi sẽ có vừa có cơ hội được tập luyện và thỏa mãn đam mê với môn thể thao quý tộc, vừa được thư giãn, ngắm cảnh, không khác gì đi nghỉ dưỡng ở các resort danh tiếng. Sân golf Ciputra gây ấn tượng bởi những vùng cỏ xanh rì trải dài mướt mắt cùng cảnh hồ nước xanh mướt.Tại Ciputra Club, còn có Học viện đào tạo golf LGA chuyên nghiệp, các cửa hàng dụng cụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, phòng tập golf 3D trong nhà. Với những tiện ích hấp dẫn trên, Ciputra Club đã thu hút được nhiều người bên ngoài vào thuê tập, ước tính thu lợi hàng tỷ đồng mỗi tháng.Dư luận đặt ra dấu hỏi về việc, chủ đầu tư đã không chú trọng vào hạ tầng và tiện ích công cộng mà chỉ tập trung khai thác những giá trị thương mại là có cơ sở. Và, trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở đâu khi để xảy ra những sai phạm như trên?

(Theo Công thương)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tái chế nhựa – Chìa khóa giảm ô nhiễm và hướng tới Net Zero

Tái chế nhựa – Chìa khóa giảm ô nhiễm và hướng tới Net Zero

(Thanh tra) - Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh các cam kết về bảo vệ môi trường, tái chế rác thải nhựa trở thành giải pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm và chống biến đổi khí hậu. Thạc sĩ Nguyễn Đức Vinh, Tổng Thư ký Mạng lưới Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe (PHA), đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của việc tái chế nhựa và các hành động thiết thực mà mỗi cá nhân có thể thực hiện.

Hoàng Hiệp

11:26 05/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm