Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/03/2015 - 19:12
Chuyến du xuân về Lạng Sơn được tổ chức trong một ngày tháng Giêng mưa bụi và se lạnh, nhưng khi tới chùa Thành tọa lạc ngay bên bờ nam bến “Kỳ Cùng Thạch Độ”, vẻ lộng lẫy uy nghi và mùi trầm hương lan tỏa trong một không gian tịnh không bụi trần đã làm ấm lòng những du khách từ xa tới.
Chùa Thành (tên chữ là Diên Khánh tự - có nghĩa là tích điều thiện để có phúc truyền cho đời sau) được biết đến là ngôi chùa cổ bề thế, có kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng, tôn giáo dạng nội công ngoại quốc.
Chùa được xây dựng từ khoảng thế kỷ XV, trước kia thuộc Châu Ôn và có tên là Hương Lâm Tự. Năm 1796, chùa được trùng tu và đổi tên thành Diên Khánh Tự. Năm 1993, chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
Tương truyền, khi xưa, mỗi lần các sứ thần của hai nước Việt Trung qua lại thì đều vào chùa dâng hương lễ Phật, cầu nguyện bình an, trước khi qua sông đem theo sứ mệnh của mình cho công tác bang giao.
Duyên may, chúng tôi được trò chuyện cùng đại đức Thích Bản Chung – Phó Ban Trị sự Kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tại Chùa Thành. Đại đức cho biết, Chùa Thành là ngôi chùa khá đặc biệt, đã 3 lần được ghi danh trong Sách Kỷ lục Việt Nam.
Cuối năm 2007, Chùa Thành đón nhận và công bố Kỷ lục Guiness “Ngôi chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam” với 53 pho. Tất cả các tượng đều có tỉ lệ điêu khắc chuẩn mực hoàn hảo và sống động, tạo nên một tòa thượng điện uy nghiêm mà gần gũi, ấm áp.
Đây cũng là ngôi chùa thả hoa đăng cầu an nhiều nhất Việt Nam, được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam VIETKINGS công bố kỉ lục trong dịp Đại lễ Vesak 2008. Theo đó, vào tối 18/5/2008, các chư tôn tăng ni Phật tử của chùa đã thả 10.000 hoa đăng chào mừng Đại lễ Phật đản xuống sông Kỳ Cùng.
Cũng theo Đại đức Thích Bản Chung, năm 2009, đại lễ chúc thọ của chùa Thành đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập: "Ngôi chùa tổ chức đại lễ chúc thọ theo nghi lễ Phật giáo lớn nhất Việt Nam". Dịp này, Đạo tràng chùa Thành đã tổ chức Đại lễ Chúc thọ cho trên 2.000 phật tử trong toàn tỉnh. Hoạt động này đã khơi thêm truyền thống hiếu đạo vốn có của người dân Việt Nam. Qua các hình thức nghi lễ, giáo lý hướng thiện sâu sắc của Đạo Phật đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi người, nhắc nhở chúng ta sống hiếu đạo, như lời Đức Phật đã dạy: "Tâm hiếu là tâm Phật; hạnh hiếu là hạnh Phật".
Chùa Thành hiện nay là trụ sở của Phật giáo tỉnh Lạng Sơn. Không chỉ đẹp ở kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, chùa còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động gắn kết giữa đạo với đời. Mỗi dịp Xuân về, theo truyền thống hàng năm, chùa Thành tổ chức khóa lễ tụng kinh Phúc Đức cho hàng nghìn thanh, thiếu niên nhi đồng phật tử để cầu phúc, cầu an. Theo danh sách lưu tại chùa, hiện nay có trên 5.000 em thanh thiếu niên phật tử.
Rời Chùa Thành trong tiết Xuân lất phất mưa, đứng trên cầu Kỳ Lừa ngắm nhìn ngôi cổ tự như soi bóng xuống dòng sông Kỳ Cùng trong xanh. Tiếng chuông chiều trầm ấm ngân nga, làm cho người ta như vơi đi bao não phiền trần thế…
Ngọc Bích
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mùa lễ hội đang đến gần, năm nay, Hà Nội sẽ thành lập các đoàn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội.
Hải Hà
(Thanh tra) - Dưới những con thác nơi thượng nguồn là nơi loài cá mát ẩn mình và sinh trưởng. Chúng chỉ ăn rong rêu và ở vùng nước sạch đã tạo nên một loài cá mang biểu tượng ẩm thực độc đáo của người dân vùng cao Quảng Trị.
Khánh Anh
Thái Hải
Tuấn Sơn
Thái hải
Trọng Tài
Hương Giang
Hoàng Hiệp
Đông Hà
PV
Thu Huyền
Đông Hà
Vũ Trần
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Hương Giang
Kim Thành
Hương Giang