Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ sáu, 20/09/2024 - 11:51
(Thanh tra) - Đến nay, ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn 14.736 người phải sơ tán vì ngập lụt. Các địa phương đang tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, không để phát sinh dịch bệnh.
Nhiều khu vực của xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ngập sâu. Ảnh: HH
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến trước 6h sáng nay (20/9), trên địa bàn Thủ đô đã có 63.504 người trở về từ nơi sơ tán tránh mưa, bão, lũ và 14.736 người vẫn phải sơ tán vì ngập lụt.
Trong đó, huyện Chương Mỹ còn 8.820 người, huyện Mỹ Đức còn 3.491 người, huyện Quốc Oai còn 1.063 người, huyện Ứng Hòa còn 437 người...
Để giảm ngập lụt khu dân cư, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố tiếp tục vận hành 140 trạm bơm tiêu với 482 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.299.000m3/h.
Hỗ trợ người dân vùng ngập lụt vượt khó khăn, các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục huy động nguồn lực bảo đảm đủ cơm ăn, nước uống, thuốc phòng bệnh ngoài da, vệ sinh môi trường…
Tính đến đầu giờ sáng nay (20/9), huyện Chương Mỹ đã tiếp nhận các nguồn lực, cấp phát cho người dân bị ngập lụt hơn 33,7 tấn gạo, 4.152 thùng mì tôm, 11.019 suất quà, 15.419 thùng sữa, 13.623 thùng nước uống, lắp đặt và tiếp đầy 250 bồn chứa, loại 1.000 lít/bồn nước phục vụ sinh hoạt…
Huyện Mỹ Đức tiếp nhận các nguồn lực, cấp phát cho người dân bị ngập lụt 18,7 tấn gạo, 3.759 thùng mì tôm, 9.576 thùng, bình nước uống, 1.670 hộp sữa, 523kg rau củ quả, 1.203kg thịt lợn, 2.033 chai nước mắm, 638 thùng bột canh, 1.983 chai dầu ăn, 1.990 gói mì chính, 1.000 áo phao, 2.103 đèn pin, đồ dùng thiết yếu, như: Áo mưa, nến cốc, máy lửa, bếp ga mini, bếp cồn…
Trước đó, để bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của Nhân dân sau lũ, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân sơ tán, tránh ngập lụt.
Khi nước rút, các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đánh giá kỹ toàn bộ công trình, nhà ở, hệ thống hạ tầng ở những khu vực có địa hình thấp trũng, khu vực sát sông... vừa bị ngập lũ; trường hợp bảo đảm an toàn mới cho phép người dân quay trở lại sinh sống; đồng thời triển khai ngay công việc thu dọn, tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, bảo đảm vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh tại các khu vực vừa bị ngập lũ.
Đối với những khu vực vẫn chịu ảnh hưởng do ngập lụt, những khu vực sát sông, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân, kiên quyết không để người dân quay trở lại sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.
UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường tuần tra, canh gác đê điều, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, hư hỏng công trình ngay từ giờ đầu, bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra trong thời gian tới.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, sau đó là áp cao lạnh lục địa tăng cường, ngày 21 và 22/9, Hà Nội mưa vừa, có nơi mưa to và dông.
Những giờ tới, lũ trên sông Bùi, sông Tích tiếp tục rút chậm. Đến 19h tối nay (20/9), mực nước sông Bùi có thể ở mức 7,27m, giảm 9cm so với lúc 1h sáng cùng ngày; sông Tích ở mức 8,27m, giảm 9cm.
Với diễn biến mưa và tốc độ thoát lũ như hiện nay, vùng trũng thấp, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức có thể còn ngập lụt trong 4 - 6 ngày tới; sông Tích khoảng 2 - 4 ngày. Các huyện ven sông Bùi, sông Tích đề phòng nguy cơ xảy ra sự cố đê điều.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau loạt bài phản ánh của Báo Thanh tra, sự vào cuộc của các cấp, ngành, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) về việc đề nghị công nhận liệt sĩ và cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thương binh 1/4 Đào Hồng Phong.
Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024(Thanh tra) - Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY ngày 26/11/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người trong năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Hoàng Nam
22:23 26/11/2024Nam Dũng
21:05 26/11/2024Thu Huyền
19:55 26/11/2024Phương Anh
18:22 26/11/2024Hương Trà
Thanh Hoa
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Văn Thanh
Lâm Ánh
Ngọc Giàu
Trần Quý
Thanh Thanh
Thu Huyền