Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 09/08/2024 - 16:39
(Thanh tra) - Tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ đã trở nên phổ biến không chỉ trong lĩnh vực dân sự, mà cả trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục rà soát, làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý về quản lý tàu bay không người lái. Ảnh: P.Thắng
Ngày 9/8, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội tổ chức Tọa đàm “Thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không”.
Việc quản lý tài bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ được quy định trong Dự thảo Luật Phòng không nhân dân, đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 7, dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp 8 (tháng 10) tới đây.
Tàu bay không người lái đang được sử dụng rộng rãi
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Hải Hưng cho hay, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đang được sử dụng rộng rãi cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Trong lĩnh vực dân sự, đã có sự phát triển, ứng dụng nhanh chóng, thị trường về phương tiện này tăng trưởng theo cấp số nhân và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong hoạt động quân sự không chỉ là phương tiện trinh sát mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như tấn công, gây nhiễu, vận tải… và được trang bị trong nhiều lực lượng.
Nhấn mạnh nội dung về tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng là nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Phòng không nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tập trung thảo luận, góp ý một số vấn đề lớn để hoàn thiện, chỉnh lý dự thảo luật.
Trong đó, ông Hưng đề nghị làm rõ khái niệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Vấn đề thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ… cũng được bàn thảo tại tọa đàm.
Nêu ý kiến, các đại biểu cho rằng, quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ là nội dung “khó, phức tạp”, liên quan đến nhiều lĩnh vực, thẩm quyền và trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do vậy, cần nghiên cứu sâu, thận trọng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Quy định cũng cần có tính dự báo trong xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự và cả lĩnh vực dân sự.
Có ý kiến lưu ý, thời gian qua diễn ra rất nhiều lễ hội bay khinh khí cầu, trong khi kinh khí cầu cũng là một phương tiện bay, nên cần được quan tâm, quản lý.
Rà soát kỹ quy định cấp phép, đình chỉ chuyến bay
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục rà soát, làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của Dự án Luật Phòng không nhân dân nói chung, về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nói riêng.
Ông lưu ý, tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ đã trở nên phổ biến không chỉ trong lĩnh vực dân sự, mà cả trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
“Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thể tấn công bất cứ đâu, bất cứ lúc nào”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói và cho hay, có phương tiện tàu bay không người lái dân sự được cải hóa, giao nhiệm vụ cho mục đích quân sự.
Vì vậy, theo ông, cần tiếp tục củng cố cơ sở thực tiễn để giải trình với đại biểu Quốc hội “một cách thuyết phục”.
“Chúng ta không chỉ phòng không trong thời chiến mà còn phòng không trong thời bình, nhằm bảo vệ vùng trời, bảo vệ đời sống của người dân", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bên cạnh yêu cầu làm rõ khái niệm, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiên cứu, làm rõ phương tiện bay không người lái là quản lý hay phòng, chống?
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị xem xét kỹ các vấn đề liên quan đến cấp phép, đình chỉ chuyến bay, thông báo hoạt động bay… được quy định trong dự thảo luật.
Trong đó, ông đặc biệt lưu ý, làm rõ điều kiện khai thác bay và thẩm quyền cấp phép tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; nghiên cứu giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát các hành vi bị nghiêm cấm; các quy định trong dự thảo luật để tránh việc “lách luật”, giảm thiểu tối đa chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 15/1, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra quân tuyên truyền phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hương Trà
(Thanh tra) - Là thông điệp mà Bộ Xây dựng gửi đến các bộ, ngành, cơ quan chức năng, các địa phương trên cả nước trước thềm năm mới 2025 nhằm thực hiện thắng lợi Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
Trần Quý
Trung Hà
Hải Hà
Kim Thành
Trọng Tài
PV
Hương Trà
Trần Quý
Trần Quý
Nam Dũng
T.Vân
Hải Hiếu
PV
Hoàng Nam
Trung Hà
T.Thanh
Trần Quý