Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh lưu hành thuốc điều trị COVID-19

Phương Anh

Thứ năm, 30/09/2021 - 11:54

(Thanh tra)- Liên quan đến các hành vi vi phạm kinh doanh, quảng cáo các loại thuốc điều trị COVID-19, Cục Quản lý Dược cho biết, quan điểm của Bộ Y tế là phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh lưu hành thuốc điều trị COVID-19 nói chung và thuốc có dược chất Molnupiravir nói riêng vì ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, điều trị bệnh.

Hàng trăm viên thuốc nhập lậu được dùng trong điều trị COVID-19 bị Hải quan bắt giữ. Ảnh minh họa: Internet

Cảnh báo bán thuốc quảng cáo điều trị COVID-19 chưa được cấp phép

Cục Quản lý Dược cho biết,  trong thời gian qua, Bộ Y tế luôn theo dõi, chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh, quảng cáo các loại thuốc điều trị COVID-19.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, một số đối tượng đã lợi dụng, rao bán các loại thuốc được quảng cáo thuốc điều trị COVID-19 như Molnupiravir, Liên Thanh Hoa Ôn… trên các trang thông tin điện tử, đặc biệt trên các mạng xã hội.

Các thuốc này là các thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành, được gắn mác hàng “xách tay” hoặc các thuốc đang trong thời gian thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc được rao bán với giá vài triệu đồng/hộp.

“Quan điểm của Bộ Y tế phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh lưu hành thuốc điều trị COVID-19 nói chung và thuốc có dược chất Molnupiravir nói riêng vì ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, điều trị bệnh”, đại diện Cục Quản lý Dược nhấn mạnh.

Trên thực tế, việc mua, bán thuốc này trong thời gian vừa qua xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, qua kênh thông tin của người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Do đó, xử lý triệt để cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng như Ban Chỉ đạo Phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả; cơ quan điều tra.

Tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19

Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi cơ quan chức năng thông tin về hiện tượng vi phạm pháp luật nêu trên, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xác minh các trang điện tử đã đưa thông tin để xác định và xử lý vi phạm kịp thời.

Ngày 5/9/2021, Bộ Y tế có Văn bản số 7343/BYT-QLD đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, các trường hợp quảng cáo thuốc không đúng, quảng cáo thuốc quá công dụng, tăng giá thuốc không hợp lý, đầu cơ, găm hàng đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau mục đích.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ như Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế tăng cường quản lý việc kinh doanh, quảng cáo điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, cụ thể, tại Công văn số 9373/QLD-PCTTr ngày 12/8/2021 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) đối với thông tin phản ánh việc Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phối hợp với lực lượng Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện số lượng lớn thuốc Liên Hoa Thanh Ôn nhập lậu từ Trung Quốc sau khi kiểm tra căn nhà nằm trong hẻm đường An Dương Vương, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, các loại thuốc này được quảng cáo chữa được bệnh do COVID-19.

Tiếp đó, tại Công văn số 10228/QLD-PCTTr ngày 1/9/2021 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19 về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19 trong đó yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19.

Cũng tại công văn này, Cục Quản lý Dược yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất bất hợp lý.

Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định; chỉ đạo hệ thống các cơ quan giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc, đặc biệt là các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Tổ chức thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng, tích cực phối hợp các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.

Phương Anh

15:41 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm