Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/07/2012 - 09:55
(Thanh tra)- Hơn 300 nhân khẩu ở thôn Ngọc Hà, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang phải dùng nguồn nước đen hơn nước cống trong sinh hoạt hàng ngày.
Nước đen ở nhà ông Hoàng Văn Sấn. Ảnh: D.Th.Tùng
Núi Bạc sừng sững trước nhà ông Hoàng Văn Sấn, Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Hà. Nước đen trên núi Bạc chảy xuống từ khi nhà đầu tư về đây mở khai trường, khai khoáng. “Tìm mọi cách rồi nhưng nước vẫn cứ đen” - ông Sấn mệt mỏi nói.
Khi người phụ nữ gầy gò bế đứa trẻ trên tay mở vòi nước, chúng tôi không khỏi rùng mình vì dòng nước phụt ra, đen hơn nước cống. “Không dùng nước này thì chẳng có nước khác đâu” - người phụ nữ bảo thế.
Nhiều hộ dân Ngọc Hà buộc phải dùng thứ nước đen như thế này vo gạo, rửa rau và cả nấu nước pha trà. Ảnh: D.Th.Tùng
Nhìn vẻ mặt xanh xao của người phụ nữ và đứa trẻ chừng 3 tuổi, chúng tôi không khỏi lo ngại về nguy cơ bệnh tật của trên 300 nhân khẩu thôn Ngọc Hà.
Ông Lưu Đình Phát, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết, dân xã Ngọc Linh từng kéo lên huyện khiếu nại về ô nhiễm nguồn nước, ruộng đồng bị lấp. “Huyện đã có văn bản chỉ đạo xử lý. Quan điểm của chúng tôi là phải bảo vệ người dân” - Chủ tịch UBND huyện giàu khoáng sản nhất nhì Hà Giang khẳng định như thế trong cuộc trao đổi với chúng tôi giữa tháng 6/2012.
Đầu tháng 7/2012, bà Vi thị Xuyên, Trưởng thôn Ngọc Hà cho biết: Việc khắc phục hậu quả của doanh nghiệp (DN) khai khoáng rất sơ sài. Dân vẫn phải dùng nước đen để nấu cơm và để uống. Mương nước và con đập nạo vét chưa hoàn chỉnh nên mới chỉ có gần 50% ruộng đồng canh tác được.
Đã có nhiều chuyện kể khó tin ở núi Bạc từ đầu thế kỷ XX - khi người Pháp đưa dân phu về đây đào đất lấy quặng, nhưng đấy chỉ là những câu chuyện xưa cũ. Khó tin nhất dưới chân núi Bạc bây giờ là hàng trăm người dân đang phải vo gạo, rửa rau và nấu nước pha trà bằng thứ nước có màu đen rất lạ.
Cuối tháng 5/2012, đoàn kiểm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang đã về Ngọc Hà kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, DN được phép khai khoáng đang “hoạt động sản xuất ở mức độ cầm chừng vì trữ lượng quặng (mangan) thấp…”. Nếu không thể khai thác được, doanh nghiệp rút đi, chắc chắn hậu quả mà người dân gánh chịu rất nặng nề vì họ (doanh nghiệp - PV) chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
Hà Giang có trên 40 mỏ, điểm mỏ với 28 loại khoáng sản. Ngoài sắt, mangan, chì, kẽm, tỉnh này còn có các mỏ vàng, ăngtimon. Theo báo cáo của ngành chức năng địa phương, hiện có gần 100 doanh nghiệp được cấp phép thăm dò, khai thác. Phần lớn các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, đã gây ra hậu quả rất xấu về môi trường, làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ người dân. |
D.Th. Tùng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân