Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trần Quý - Thanh Lương

Thứ bảy, 24/06/2023 - 09:51

(Thanh tra) - Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội. Song cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, đa chiều, không gian mạng đang là công cụ đắc lực cho các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và các hoạt động phạm tội khác của các thế lực thù địch.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ảnh: TL

Nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đảng ta khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng”.

Trong quá trình cách mạng, Đảng ta thường xuyên cảnh giác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, nên đã giành được nhiều thắng lợi.

Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và là cơ sở vững chắc để Đảng đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo; là kim chỉ nam định hướng cho mọi hành động của mình.

Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cấu thành bởi hai thành tố có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lịch sử đã đúc kết những thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân dân ta qua các thời kỳ; thế nhưng, thế lực thù địch vẫn không ngừng đưa ra các luận điệu phủ nhận thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được xuyên suốt quá trình lịch sử.

Các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để tung những tin xuyên tạc, không đúng sự thật về Đảng, Nhà nước ta. Ảnh: TL

Nhận diện những thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng

Lợi dụng những tiện ích vượt trội của Internet, các thế lực thù địch đã xây dựng nhiều trang thông tin có nội dung xấu, độc nhằm lôi kéo, kích động, xuyên tạc, bóp méo sự thật để chống phá Đảng, chế độ và Nhà nước ta.

Các trang này được thiết kế sử dụng tiếng Việt với nhiều hình thức thông tin với tên bài “nhạy cảm” nhằm thu hút người dân trong và ngoài nước truy cập, rồi sau đó xen lồng vào các thông tin phản động, chống đối.

Thư điện tử (email) là một dạng dịch vụ phổ biến đối với người sử dụng Internet, có hàng tỷ email được truyền đi qua Internet mỗi ngày; vậy nên, các đối tượng phản động triệt để lợi dụng danh sách thư điện tử gửi các tài liệu chống đối Đảng, Nhà nước.

Trên các nền tảng Facebook, Tiktok, Youtube, Instargram… cũng được một số đối tượng thù địch lợi dụng một cách tối đa để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và các hoạt động phạm tội khác.

Những trang này thường thông tin một chiều, “đánh tráo khái niệm”, “lập lờ đánh lận con đen”; kết hợp đưa những thông tin chính thức được cơ quan truyền thông công bố rồi “trộn lẫn” với nội dung, hình ảnh xuyên tạc, sai trái, phản động nhằm chống phá Đảng và chế độ ta.

Các thế lực thù địch thường tập trung vào một số vấn đề: Rêu rao những luận điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Công kích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch đã “lập luận” rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là “không cần thiết, là trở ngại lớn của nền dân chủ…

Ráo riết công kích các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Với luận thuyết “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, họ biện hộ rằng “sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là mất dân chủ, là độc tài”…

Các thế lực thù địch đã phát tán những thông tin sai trái về nhân sự các cấp; đưa ra những “tài liệu”, bình luận gây hoang mang dư luận; tung ra những câu chuyện “giật gân” trong sinh hoạt của lãnh đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cấp cao của Đảng, gây nghi ngờ, chia rẽ nhân dân với Đảng...

Lợi dụng một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành xã hội của chính quyền các cấp để tập trung bôi nhọ, công kích bằng thủ đoạn “đan xen, lồng ghép thật giả”, tạo dựng những “bằng chứng” cho thấy chính quyền “vô tích sự”, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của người dân, không chăm lo an sinh - xã hội...

Thực chất những luận điệu này là nhằm hướng tới một thủ đoạn thâm độc, nham hiểm nhằm đối lập Đảng với Nhà nước và nhân dân, dọn đường cho sự hình thành tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” với mục đích vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đáng buồn thay, là vẫn có không ít công dân thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi lại đang cố tình hoặc vô ý “cổ xúy” và trở thành “công cụ” tuyên truyền cho các luận điệu sai trái, thù địch của các tổ chức, phần tử xấu nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và các hoạt động phạm tội khác.

Nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Ảnh: TL

Để xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thành công

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, “thế trận lòng dân” là một yếu tố quan trọng, quyết định đến việc hình thành sức mạnh chính trị, quân sự, quốc phòng to lớn chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ngày nay, kế thừa truyền thống của ông cha, trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm và phát huy mạnh mẽ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và internet như hiện nay, đã tạo ra môi trường không gian mạng rộng lớn, tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để môi trường không gian mạng để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đứng trước tình hình đó, ngày 25/7/2018, Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.

Bên cạnh phải xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân truyền thống, cần thiết và đặc biệt quan tâm xây dựng thế trận quốc phòng trên không gian mạng, bao gồm chính sách, pháp luật quản lý hoạt động trên không gian mạng; các bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và bố trí các hạ tầng, dịch vụ, tài khoản trên không gian mạng.

Ngày 10/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 964/QĐ-TTg.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng internet, không gian mạng đã trở thành một môi trường rất quan trọng cho hoạt động tình báo, phản gián và tấn công gián điệp; việc xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng giúp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an toàn thông tin, tránh các hoạt động phá hoại, tấn công mạng và bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng là rất cần thiết.

Trên không gian mạng, "thế trận lòng dân" bao gồm việc xây dựng một mối quan hệ tốt giữa Đảng, Chính phủ, các tổ chức chính trị và người dân thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục và tương tác trực tuyến.

Công tác này sẽ giúp tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với các chính sách của Đảng và Chính phủ, bảo vệ tư tưởng của đảng và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trên không gian mạng, "thế trận lòng dân" còn có ý nghĩa tạo dựng một hình ảnh tích cực về Đảng, Chính phủ và đất nước trên mạng, tăng cường sự ủng hộ của người dân và chống lại các hoạt động tác động tiêu cực của các tổ chức và cá nhân phản đối chính quyền.

Để xây dựng được “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới, Chính phủ và các tổ chức an ninh mạng đang nỗ lực để ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin và xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng. Các biện pháp được áp dụng như kiểm soát các trang web, mạng xã hội, giám sát mạng, tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức về an ninh mạng…

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong thời đại công nghệ số.

Mỗi công dân, đặc biệt là các phóng viên, nhà báo càng cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia vào cộng đồng mạng. Cùng với sự tỉnh táo nhận diện mưu đồ thâm độc của các thế lực thù địch, cần phải phân biệt rõ các quan điểm sai trái với những ý kiến phản biện chính đáng, tâm huyết…

Cảnh giác và kiên quyết vạch trần những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực, thành phần thù địch, phản động; không để bị động, bất ngờ, hoang mang, dao động trước sự tấn công trên mặt trận chính trị, tư tưởng; bình tĩnh xem xét, phân tích và nhận rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà các thế lực thù địch đang ra sức chống phá.

Chủ động có giải pháp đúng đắn để ngăn chặn và vô hiệu hoá mọi thủ đoạn tung tin xuyên tạc trên không gian mạng nhằm tạo ra khả năng “miễn dịch” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã để lại bài học quý báu, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân để tiếp tục dành thắng lợi trong việc xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an   Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” Để xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng, cần chú ý một số công tác như: Hoàn thiện các chính sách, pháp luật quy định các quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân khi tham gia không gian mạng, tạo cơ sở xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, trật tự, kỷ cương. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, khắc phục tình trạng mất cảnh giác, nâng cao khả năng “tự đề kháng”, “tự miễn dịch” trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm, phần tử xấu tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên không gian mạng, trong đó kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm đăng tải trên Intenet; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo 35 các cấp, các ngành, báo chí cách mạng, nhất là báo điện tử trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng. Tăng cường định hướng thông tin, phủ xanh thông tin tích cực, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xử lý thông tin xấu độc, sai sự thật. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần quan trọng củng cố “thế trận lòng dân” nói chung, “thế trận lòng dân” trên không gian mạng nói riêng.

Ông Phạm Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam   Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc xây dựng “thế trận lòng dân”: Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch đòi hỏi sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan báo chí, truyền thông dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương. Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí chủ lực là hết sức cần thiết để có thể tham khảo, trao đổi tin bài, nhằm lan tỏa nhiều hơn nữa những thông tin, lập luận, luận cứ có giá trị tới công chúng trong và ngoài nước, cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, thực hiện phỏng vấn, đặt hàng hoặc khai thác các bài viết của học giả nước ngoài nói về sức sống và những giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đánh giá khách quan về những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.

Phương Anh

15:41 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm