Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 24/10/2011 - 10:48
(Thanh tra) - Cai Lậy, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”, là vựa lúa tỉnh Tiền Giang, hàng năm đều phải đương đầu với lũ lụt.
Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng khắc phục suy thoái về môi trường
Những trận lũ lớn trong lịch sử 1978, 1996, 2000 từng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống của người dân. Tuy nhiên, lũ lụt cũng được xem là nguồn tài nguyên vô giá của Đồng bằng sông Cửu Long. Nước đã mang về nguồn phù sa, mà giúp rửa trôi mầm bệnh, giúp vệ sinh đồng ruộng, đem lại cá tôm cùng những nguồn lợi thiên nhiên khác… mà người dân khai thác được để tăng thu nhập.
Kinh nghiệm nhiều thế hệ cho thấy, năm nào lũ lụt lớn thì vụ Đông Xuân năm sau chắc chắn trúng mùa to. Ngoài ra, trong mùa lũ, nông dân còn đi giăng câu, giăng lưới, hái bông súng, bông điên điển hoặc chở đất thuê tăng thu nhập đáng kể cho gia đình những ngày nước trắng trời, trắng đất.
Từ thực tiễn này, là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Cai Lậy đã xây dựng phương án hữu hiệu “chung sống với lũ” với hai vùng rõ rệt. Với diện tích trên 16.000 ha phía Bắc quốc lộ 1A, tiếp giáp Đồng Tháp Mười được xác định chuyên canh lúa năng suất cao. Phía Nam Quốc lộ 1A tiếp giáp với sông Tiền và các cù lao trên sông chính là địa bàn nổi tiếng bởi những vùng trồng chuyên canh cây ăn trái đặc sản: Sầu riêng, chôm chôm, cây có múi, vú sữa Lò Rèn... hàng năm mang lại cho bà con một nguồn lợi kinh tế hết sức quan trọng.
Phương án “chung sống với lũ” của huyện dựa vào việc đáp ứng tiêu chí phòng chống thiên tai cho từng vùng sinh thái như thế trên quan điểm khai thác tốt những nguồn lợi từ thiên nhiên mang lại, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất và đời sống.
Đó là lý do, đối với phía Bắc Quốc lộ 1A, huyện coi trọng đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, chỉ đạo sản xuất theo lịch thời vụ hợp lý “né rầy, né lũ”... Sau khi thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu chính vụ xong, nước lũ theo các tuyến kênh mương tự do tràn vào đồng ruộng, mang lại phù sa cùng những nguồn lợi khác phục vụ đời sống. Đối với phía Nam Quốc lộ 1A thì địa phương đầu tư hoàn thiện mạng lưới đê bao, cống đập bảo vệ cho các khu vườn chuyên canh cây ăn trái bạt ngàn. Đặc biệt, với sự trợ giúp của tỉnh và Trung ương, hai dự án lớn: Ô bao Đông - Tây Ba Rày được khẩn trương hoàn thiện ngăn lũ triệt để giúp bảo vệ phần lớn diện tích vườn cây đặc sản của địa phương.
Thời điểm giữa tháng 10/2011, khi trên đồng ruộng nông dân thu hoạch dứt điểm toàn bộ trên 16.000 tấn lúa Hè Thu chính vụ ăn chắc với năng suất bình quân 50 tạ/ha và sản lượng trên 80.000 tấn lúa, vượt 14,84% chỉ tiêu kế hoạch thì nước lũ từ các địa bàn đầu nguồn: An Giang, Đồng Tháp... đang ầm ầm đổ về tràn ngập ruộng đồng. Chủ trương “chung sống với lũ” coi như thắng lợi một bước trong mùa lũ 2011.
Tuy nhiên, đối với vùng trọng điểm kinh tế vườn trên 18.400 ha, trong đó có trên 14.000 ha trồng chuyên canh phía Nam Quốc lộ 1A thì vẫn còn nhiều mối lo ngại và thách thức cho địa phương. Nếu tính từ cơn lũ lịch sử năm 2000 đến nay, đã hàng chục năm Đồng bằng sông Cửu Long chưa có lũ lớn như năm nay. Trong ngần ấy năm, mạng lưới đê bao cũng trải qua nhiều biến động: Lún sụt, sạt lở, xói mòn... không đảm bảo cao trình ngăn lũ lụt như thiết kế ban đầu. Trong đợt triều cường kết hợp lũ thượng nguồn đầu tháng 10 vừa qua, hàng loạt đê bao trên các cù lao trên sông Tiền, ven sông Tiền thuộc các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè bị tràn ngập, nhiều đoạn yếu bị vỡ là một ví dụ. Đối với vùng trồng lúa, nếu bị nước lũ nhấn chìm chỉ thiệt hại một vụ trong khi cây ăn trái bị ngập nước chết phải 3 - 5 năm sau mới có thể phục hồi.
Trước tình hình này, trong những ngày qua, Cai Lậy khẩn trương đầu tư gần 3,6 tỉ đồng gia cố, sửa chữa và tôn cao các tuyến đê, nạo vét một số tuyến kênh rạch phục vụ mục tiêu tiêu thoát lũ khẩn cấp bảo vệ sản xuất. Nhìn xa về tương lai, huyện đã lên danh mục 10 tuyến đê bao trọng điểm có tổng chiều dài 26,65 km cần được đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa thời gian tới bảo đảm hiệu quả chống lũ lâu dài với tổng kinh phí 21,32 tỉ đồng cần được tỉnh và Trung ương hỗ trợ. Cai Lậy đang dốc toàn bộ kinh nghiệm cùng những giải pháp chủ động triển khai phòng chống thiên tai trên phương châm “4 tại chỗ” nhằm đối phó với diễn biến phức tạp, khó lường của lũ lụt, triều cường trong những ngày cao điểm sắp tới với mục tiêu bằng mọi giá bảo vệ an toàn trên 14.300 ha vườn chuyên canh cây ăn quả đặc sản.
Minh Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên