Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tính dây chuyền

Thứ tư, 23/10/2013 - 07:23

(Thanh tra)- Trong cơ chế quan liêu bao cấp, tính dây chuyền được thể hiện rất rõ. Đó là việc thực hiện chỉ đạo, thực hiện đúng ý đồ cấp trên: Tuân theo, làm theo… Tính kế hoạch hóa được lắp đặt rất sâu. Nhưng rồi, có một hệ thống tư duy khác cũng bám theo nó để ăn theo, nói theo, rất thụ động nhưng cũng rất “hiệu quả”.

Có khi sự việc lẽ ra nên bàn thảo cho thật thấu đáo, rất cần nghe ý kiến, thì cứ như một “phản xạ tự nhiên”, cả tập thể, có khi là cả huyện, cả tỉnh chỉ ghé tai nhau thầm thì, nói riêng chứ hội họp thì tất cả im phắc. Sự im lặng đó, có thời đã bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cảnh báo: “Sự im lặng đáng sợ”!

Mà đáng sợ thật! Vì lẽ ra là cùng nhau nghiên cứu, tìm lối ra, tìm cách thức giải quyết, kể cả tranh luận: Nhắc lại Đông - Tây- kim - cổ, kinh nghiệm, truyền thống để rồi đồng lòng góp sức làm bằng được, cách thức nhanh nhất, hiệu quả nhất, thì lại… im thít!

Thật buồn cười. Thật đáng lo lắng! Thực dân, phong kiến, đế quốc ngày xưa thì lợi dụng sự lo sợ khiếp nhược của dân để tiếp tục ru ngủ và mê muội… Ta ngày nay, phát huy dân chủ thật sự, dân chủ gấp trăm lần đế quốc phong kiến, đụng gì cũng hỏi ý kiến, xin ý kiến thì đa số lại im lặng. Vì sao vậy? Vì có cán bộ coi việc có ý kiến là dân chủ quá trớn, là quá khích, gây rối, không tuân thủ tổ chức. Đúng là ông nói gà, bà hiểu vịt! Tính dây chuyền thiếu sự trùng khớp dẫn đến lệch lạc. Rồi cộng với sự đồn thổi, sự bất cần, sự chả dính vào mang vạ, cộng với tính cảnh giác cách mạng ăn sâu trong máu, nên việc phát biếu ý kiến, “ý voi” bị dần coi là phù phiếm…

Đã thế, khi lãnh đạo hỏi đến thì nhân viên mười bộ như một, ngồi im thít. Họp lãnh đạo các tỉnh, huyện cũng thế. Hỏi xin ý kiến lần thứ 3, vẫn im thít. Người ta cho rằng: Đó là chưa nắm được “thóp” lãnh đạo, chưa rõ ý lãnh đạo. Nếu biết trước ý đồ rồi thì anh A, chị B đều phát biểu “khẩn trương”, cứ như sợ mất điểm… Ai cũng sẽ tỏ ra vui vẻ, đồng tình khen: Hết ý! Việc kiểm điểm cá nhân, một số công tác năm, nghị quyết của trên cũng vậy. Nếu chịu khó giở hồ sơ kiểm tra, sẽ thấy: Các bản kiểm điểm chỉ khác nhau cái tên và chữ ký, còn nữa thì tận trung, tận hiếu như nhau.

Tại các cơ quan đơn vị bị thanh tra, kiểm tra phê bình, nhắc nhở cũng vậy. Muôn người như một, đố có ai “trượng phu” đứng ra nhận lỗi, chỉ nhăm nhăm đổ lỗi cho khách quan, cho cấp dưới, cho hưu trí và kẻ đã chuyển cơ quan khác… Chỉ đến khi cơ quan điều tra đến tra còng, đọc lệnh bắt tạm giam, đình chỉ, niêm phong… thì đồng loạt anh em cán bộ thân cận lãnh đạo mới mạnh mồm tố: Nào là bọn buôn thần bán thánh, mất dạy, tham ô, tham nhũng, hóa đơn giả, uống rượu say, nói xấu đường lối, bao nhiêu bồ nhí, trù dập cán bộ đấu tranh phê bình, đe dọa đoàn thanh tra…

Những lúc “sếp sòng” bị bắt, bị còng tay thì nhân viên cán bộ mới hả lòng, xả ra tội lớn, tội nhỏ… tranh nhau lập công! Nghĩ thật đau lòng! Vậy mà khi các đoàn thanh tra, kiểm tra, năm lần bảy lượt kéo vào thì sao không ai nói gì? Lúc ấy, cách nay những 5 năm, 7 năm mà cán bộ, nhân viên có ý kiến thì giỏi lắm “ông ấy” cũng chỉ bị phê bình, nhắc nhở vì thiếu công khai, dân chủ thôi!

Lại nữa, có cán bộ, lúc sống thẳng băng phê bình cấp trên, thẳng tay khiển trách cấp dưới. “Dĩ công vi thượng”, có lẽ cả tỉnh, cả huyện chỉ có mình ông. Thấy đúng, ông ủng hộ, cổ vũ. Thấy sai, ông phồng má trợn mắt, phê bình, nguyền rủa, họp đâu ông cũng nói, bảo vệ kỳ được quan điểm. Nhưng, khi họp hành, bỏ phiếu, hàng năm, ông cũng chỉ được dăm ba phiếu gọi là “tận tâm”. Cái lạ là cấp trên rất dè chừng ông, không giao trọng trách nào… Nhưng, khi ông lặng lẽ “về nơi yên nghỉ cuối cùng” thì ngồi đâu ai cũng khen, ai cũng khóc, nhớ tiếc… Ông sống trong lòng họ, nhưng họ không dám biểu lộ tình cảm thực hàng ngày vì sợ lãnh đạo trù úm!

Tính dây chuyền và phe nhóm thật đáng sợ.

Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm