Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 23/03/2013 - 19:00
(Thanh tra) - Sau 2 năm thực hiện thí điểm chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại 4 tỉnh, TP đã giải quyết được 123 trường hợp. Con số này quá khiêm tốn so với số lượng 1.088 trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hiện đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng.
Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 22/3. Ảnh: Hồng Hà
Chương trình hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt là một thí điểm sáng trong tiến trình giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay.
Trong 2 năm thực hiện chương trình tìm mái ấm thay thế, đã giải quyết được 161 trẻ em có nhu cầu sức khỏe đặc biệt làm con nuôi ở nước ngoài, trong đó, tại 4 tỉnh, TP (Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh,) thí điểm đã giải quyết được 123 trường hợp.
Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so số lượng 1.088 trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hiện đang được nuôi dưỡng tại 4 địa bàn thí điểm.
Thực tế cho thấy, trẻ em khuyết tật, mặc bệnh hiểm nghèo rất ít có cơ hội được nhận làm con nuôi kể cả trong nước và ngoài nước. Để nuôi dưỡng được các trẻ em này đòi hỏi phải có những chi phí lớn để chăm sóc, chữa trị. Trong khi đó, khả năng nuôi dưỡng của các cơ sở có hạn, việc chuẩn bị hồ sơ cho trẻ em làm con nuôi, cơ sở nuôi dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn (thiếu kinh phí, nhiều trường hợp không có kinh phí cho việc giám định, xác định loại bệnh hiểm nghèo).
Công tác kiểm tra, xác minh hồ sơ, xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài đôi khi còn kéo dài, chậm so với quy định về thời hạn.
Theo Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp, Điều 33 Luật Nuôi con nuôi quy định, công an tỉnh, TP trực thuộc TƯ có trách nhiệm xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Nhưng hầu hết hồ sơ này đều bị kéo dài thời gian.
Nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là từ trước đến nay việc thẩm tra, xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi do Sở Tư pháp và các cơ sở nuôi dưỡng thực hiện xác minh tại công an cấp xã hoặc cấp huyện. Thời gian xác minh kéo dài, nội dung trả lời xác minh của công an tỉnh, TP chưa bảo đảm phần nào đã làm ảnh hưởng đến việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nhất là những trẻ em có nhu cầu đặc biệt cần sớm được chữa trị bệnh.
Trước những khó khăn phức tạp từ công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều ý kiến cho rằng cần ưu tiên xác minh sớm, tạo điều kiện cho các em sớm ra nước ngoài chữa bệnh. Không chỉ dừng lại ưu tiên giải quyết mà cần có thủ tục hành chính có giá trị nhân đạo.
Bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam cho biết, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam tương đối lớn. Có khoảng 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, 170.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em bị bỏ rơi.
“Trẻ em khuyết tật và những nhóm trẻ em có nhu cầu đặc biệt khác là nhóm trẻ cần được ưu tiên nhất trong các chương trình nhận con nuôi quốc tế. Đây là việc làm cần thiết nhằm hướng đến việc mang lại cho trẻ có mái ấm gia đình và đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu của các em. UNICEF cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan của Việt Nam và các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng một hệ thống cho con nuôi vững mạnh”, bà Loan nói.
Để thúc đẩy chương trình, bà Loan đề xuất cần có quy định rõ về quy trình trong việc xác định trẻ em có nhu cầu đặc biệt, lập danh sách trẻ và làm rõ các quy định trong việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trẻ và cha mẹ muôi sẵn sàng nhận trẻ. Bênh cạnh đó, phải có chính sách hỗ trợ các chi phí liên quan đến vấn đề khám sức khỏe xác định trẻ có nhu cầu đặc biệt, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ; tăng cường phối kết hợp liên ngành trong việc tổ chức thực hiện Luật Con nuôi, đặc biệt là chương trình con nuôi cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân