Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/02/2012 - 06:23
(Thanh tra) - Nhiều năm nay, có hàng tỷ tỷ đồng bù lỗ từ giá điện, giá than, và giá khí cho khu vực sản xuất phân bón.
Mục đích của việc trợ giá nguyên liệu đầu vào, ưu đãi thuế đối với sản xuất phân bón trong nước, theo Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa là nhằm kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chi phí cho nông dân. Cụ thể, giá than bán cho sản xuất phân bón chỉ bằng khoảng 55% - 82% giá than thị trường, giá bán khí cũng thấp hơn khoảng 40% so với giá bán cho khu vực công nghiệp khác.
Theo thống kê, giá thành phân bón sản xuất trong nước như đạm urê sản xuất dùng khí (chưa có VAT) là 4.348 đồng/kg, thấp hơn giá vốn nhập khẩu 57,7%; giá vốn đạm sản xuất dùng than 7.860 đồng/kg, thấp hơn giá vốn nhập khẩu 23,52%. Thế nhưng, lâu nay nhà nông vẫn phải mua phân bón sản xuất từ trong nước ngang giá với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại.
Nhiều năm qua, giá bán điện, bán khí, than cho những khu vực kinh tế khác, và tiêu dùng đô thị luôn được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Khách quan nhìn nhận, việc điều tiết tiêu dùng từ khu vực thành thị, hỗ trợ cho khu vực nông dân và nông thôn là chính sách an sinh tuyệt vời không thể phủ nhận. Tuy nhiên, suất hỗ trợ thông qua bao cấp giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đã thực sự không đến tay nhà nông.
Thực tế này nói lên điều gì?
Chính sách thì luôn đúng. Nhưng, thực thi lại quá sai!
Việc trợ giá đã không mang lại kết quả hỗ trợ an sinh như mong đợi, mà hệ thống giá cả bị ảnh hưởng do chưa được tính đúng, tính đủ và cũng chưa thực hiện cơ chế thị trường, gây khó khăn cho việc cân đối tài chính của ngành cung ứng các nguyên liệu đầu vào.
Có sống với nhà nông mới biết, cho dù niên vụ nào, Nhà nước cũng đảm bảo kế hoạch cung ứng đủ lượng phân bón cho sản xuất. Nhưng, nông dân, do lấy công làm lời, nên việc mua phân bón ruộng luôn giao dịch với các đại lý theo phương thức: Đại lý ứng phân trong vụ, thu lại lúa vào cuối vụ (đương nhiên là có tính lãi suất). Giá phân với nhà nông vì vậy, thực tế còn cao hơn nhiều giá thị trường.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, từ việc trợ giá này, thị trường lâu nay đã đẻ ra nhiều tầng nấc trung gian để thu gom, đầu cơ phân bón, kinh doanh chênh lệch giá.
Đa phần mạng lưới cung ứng đều chồng chéo, vòng vèo, thậm chí rối loạn không kiểm soát được nên đẩy chi phí lưu thông lên cao. Chính vì vậy nên thị trường phân bón luôn xảy ra những cơn sốt “nóng, lạnh” bất thường.
Trong lúc, tại hội thảo về vấn đề bao cấp và bình đẳng trong sản xuất phân bón do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Hiệp hội Phân bón tổ chức, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón đều có nguyện vọng là cần kiểm soát khâu trung gian thay cho trợ giá như hiện nay, nhằm tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng.
Doanh nghiệp thì không cần trợ giá, suất trợ giá nhiều năm nay thì vẫn cứ thất thoát. Vậy, hàng tỷ tỷ đồng bao cấp trợ giá sản xuất bấy lâu nay đi về đâu? Ai chịu trách nhiệm?
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình