Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủy điện dày đặc đe dọa lưu vực sông Đồng Nai

Thứ năm, 11/08/2011 - 10:49

(Thanh tra)- “Việc xây thủy điện dày đặc, các thủy điện đua nhau tích nước đã gây nên tình trạng thiếu nước nguy cấp trên sông Đồng Nai, xâm nhập mặn phía hạ lưu càng trở nên gay gắt, đe dọa an ninh lương thực cũng như an sinh xã hội”. Đó là đánh giá của ông Hoàng Văn Thống, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đồng Nai tại Hội thảo quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) - trường hợp thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, tổ chức tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên vừa qua.

Lưu vực sông Đồng Nai phía hạ lưu đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn bởi mật độ dày đặc các công trình thủy điện.

Tại Hội thảo này, giới khoa học đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước tác động xấu đối với LVSĐN và vùng lõi VQG Cát Tiên của 2 dự án thủy điện quy mô 241 MW, tổng vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng sẽ được chủ đầu tư là Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai.

Theo TS. Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ: “Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của chủ đầu tư đã bỏ qua hoặc không đầy đủ các chi tiết đánh giá cần thiết của 12 vấn đề, đáng chú ý là hệ sinh thái thay đổi, thay đổi môi trường sống các loài hoang dã, di dân và sinh kế, xói lở hạ lưu…”. TS. Đào Trọng Tứ (thành viên Hiệp hội nước Việt Nam) cho biết, LVSĐN hiện có đến 19 công trình thủy điện. Thủy điện dày đặc nhưng chưa có địa chỉ cụ thể nào đóng vai trò điều phối, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước cho toàn lưu vực.

Khảo sát tại khu vực dự kiến sẽ xây thủy điện thuộc VQG Cát Tiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại vì nhiều vấn đề "nhạy cảm” không được chủ đầu tư đưa vào ĐTM của dự án. Đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có cao trình mực nước dâng 224m, sẽ  ngập hơn 136ha rừng, gồm các tiểu khu 497 và 506 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, khiến nhiều cây quý có tên trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng nhiều loài, họ thực vật bản địa biến mất. Đáng lo ngại hơn, “hy vọng mong manh” về sự tồn tại của loài tê giác Java cũng bị dập tắt. GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam cho biết, loài tê giác quý hiếm này chỉ có ở Việt Nam và Indonesia. Năm 1998, Indonesia có 40 con nay tăng số lượng  lên 60 con. Năm 1990, Việt Nam có từ 5 - 7 con, đến thời điểm này xem như đã tuyệt chủng không còn gì phải bàn cãi cùng với dự án thủy điện.

Thanh Tùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm