Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ tư, 10/01/2024 - 13:13
(Thanh tra) - Còn 1 tháng nữa là tới Tết Giáp Thìn. Năm nào gần Tết người ta đọc báo, xem thời sự, lướt mạng lại thốt lên tỉnh này có mức thưởng cao nhất, công ty nọ có người được thưởng tới vài tỷ đồng. Tuy nhiên đó chỉ là một số cá thể nổi bật ở vài đơn vị có doanh thu đứng đầu. Số người được thưởng Tết “đột biến” cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nghĩ rộng ra, Tết là dịp nghỉ ngơi vui chơi của tất cả mọi người, đa phần người lao động bình dân, bởi vậy có lẽ thông tin thưởng Tết mọi người nên tập trung xem và đưa tin ở nhóm này, thay vì vài cá thể nổi trội, khác biệt.
Nhìn mặt bằng chung mới thấy, mức thưởng năm nay cũng dao động từ khoảng từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng cho 1 người, tùy theo tình hình kinh doanh sản xuất của từng đơn vị, tùy theo lĩnh vực làm việc công lập hay tư nhân. Như vậy có thể nói, mức thưởng Tết trung bình cho người lao động cũng không có gì nhảy vọt trong năm 2023 vì sức khỏe của nền kinh tế phục hồi còn chậm sau biến cố đại dịch từ 2 năm trước.
Và như vậy, chúng ta, nhất là những người đang lao động hưởng lương tháng, hiểu rõ mức độ quan trọng của từng đồng tiền thưởng để có kế hoạch chi tiêu, mua sắm, ăn Tết. Mặt khác nó cũng nhắc nhở tới các ngành chức năng như: Công đoàn, lao động - xã hội cần quan tâm hơn đến những hoàn cảnh khó khăn để họ có một cái Tết vui vẻ, ý nghĩa và no ấm.
Dù pháp luật không quy định nhưng thưởng Tết thường được hiểu, do người sử dụng lao động quyết định, được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở bằng quy chế thưởng.
Hình thức thưởng Tết cho người lao động tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp cũng như điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp. Có đơn vị công lập biết chắt chiu, tiết kiệm từ ngân sách hoặc nguồn thu, thì anh em có một cái Tết kha khá. Ngược lại với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thưởng Tết lại là vấn đề đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp. Rõ ràng họ không thể khước từ chuyện này vì nó là văn hóa lâu đời, hơn nữa nó còn đặt việc giữ chân người lao động sau Tết. Nhiều đơn vị nợ thưởng Tết, bị người lao động tẩy chay và không muốn ở lại làm việc, nên thưởng Tết là sự mong chờ của tất cả người lao động nhưng cũng là áp lực với không ít doanh nghiệp.
Với truyền thống Việt Nam, việc thưởng Tết không chỉ là một hành động động viên và phần thưởng giữa chủ và thợ, mà còn là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Thực tế, thưởng Tết trở thành một biểu tượng của văn hoá và sự kết nối giữa chủ doanh nghiệp với người lao động, giữa lãnh đạo với nhân viên.
Thưởng Tết không chỉ mang lại lợi ích về mặt tài chính, mà còn đồng nghĩa với sự chăm sóc đến an sinh xã hội của chức trách với đối tượng làm công ăn lương, đặc biệt là những người lao động phổ thông. Đối với nhiều công nhân, việc không có khả năng về quê trong dịp Tết sẽ rất vui khi nhận được thưởng. Từ nó, họ có thể tạo ra một cái Tết ý nghĩa theo cách của mình hoặc biết tạo ra những giá trị tích cực từ phần thưởng đó.
Thưởng Tết không chỉ là một biểu hiện về mặt vật chất, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố các mối quan hệ lao động và sản xuất. Nó là một điều kiện cần để đảm bảo sự hài lòng và tích cực trong công việc với người lao động.
Mặt khác, thưởng Tết cũng cho thấy bức tranh thị trường lao động, mức thu nhập giữa các khu vực, ngành nghề rất khác nhau và luôn dịch chuyển.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dù mới bước vào mùa cao điểm nắng nóng, tỉnh Cao Bằng liên tục ghi nhận những vụ cháy rừng và cháy nhà dân, xuất phát từ sự bất cẩn của người dân khi dùng lửa.
Trung Hà
(Thanh tra) - Đề cập đến vụ sữa bột giả với hàng trăm nhãn hiệu được quảng cáo, bán công khai, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu, có lỗ hổng pháp lý hay không, cần rà soát.
Hương Giang
Thu Huyền
Hải Hà
Phương Anh
PV
PV
Văn Thanh
Nam Dũng
Trung Hà
Thanh Giang
Trung Hà
PV
PV
Hương Giang
Thu Huyền