Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q.Thân - N.Phê
Thứ sáu, 10/09/2021 - 17:30
(Thanh tra) - Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5 (còn gọi là bão Côn Sơn) sắp đổ bộ vào đất liền, Đà Nẵng đang linh động trong áp dụng biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo người dân thuận tiện nhất trong phòng, chống bão.
Lực lượng chức năng cùng người dân khẩn trương di dời tàu bè lên bờ. Ảnh: T.P
Ngày 10/9, người dân sinh sống tại khu vực biển quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng hối hả xuống biển di dời thuyền thúng, tàu bè vào nơi tránh bão an toàn.
Tại phường Thọ Quang, Sơn Trà, các ngư dân được sự hỗ trợ của lực lượng Công an, Quân đội và thanh niên kéo từng con tàu lớn vào vị trí an toàn. Toàn phường này có 457 phương tiện tàu thuyền. Rất nhiều trong số này còn lại neo dưới biển nên chính quyền và ngư dân sẽ được di dời lên hết trong ngày để đảm an toàn.
Còn tại phường Nại Hiên Đông, chính quyền nhanh chóng công bố đường dây nóng phục vụ người dân khi chống bão. Trong đó, có cả các số điện thoại sửa xe lưu động.
Lực lượng chức năng xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang cũng nắm bắt và kịp thời giải cứu 97 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đến từ nhiều địa phương như Quảng Ngãi, Kon Tum… đang mắc kẹt trong rừng sâu khi mưa bão sắp đến. Đây là số lao động đến Đà Nẵng để trồng rừng. Khi TP thực hiện giãn cách xã hội để phòng, số lao động này gặp khó khăn; nay mưa bão sắp đến họ cần sớm về lại quê hương để ổn định.
Tại huyện Hòa Vang, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gấp rút triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai. Theo đó, người dân được tạo điều kiện thuận lợi ra đồng lúc giãn cách xã hội để thu hoạch hoa màu. Các lực lượng chức năng đã tham gia hỗ trợ bà con nhanh chóng thu hoạch vụ mùa.
UBND huyện Hòa Vang đã xây dựng phương án phòng chống bão lũ, thiên tai năm 2021, ứng với từng kịch bản theo từng tình huống, từ bão cấp 8, cấp 11 đến bão mạnh, siêu mạnh, siêu bão; lũ đến lũ quét, vỡ hồ chứa đến sóng thần. Huyện còn cập nhật phương án, kịch bản trên địa bàn huyện phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương; triển khai rà soát các công trình phòng chống thiên tai, khu dân cư, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, hoặc có nguy cơ rủi ro thiên tai; kiểm tra, đánh giá an toàn các hồ chứa, có biện pháp sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn công trình trước mùa mưa bão.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện không cứng nhắc, tạo điều kiện cho người dân, đơn vị được tiến hành xây dựng, sửa chữa, gia cố các công trình dân sinh, nhất là những hộ dân nhà cửa xuống cấp, bảo đảm công tác phòng, chống mưa bão.
Theo tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai Đà Nẵng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 5 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 11/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 14 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 115,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 7 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, ngay phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên