Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mai Thắng
Chủ nhật, 08/05/2022 - 19:46
(Thanh tra)- 230 thành viên trong Đoàn Đại biểu số 3 (Ngân hàng Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công an..) thăm và tặng quà cho quân, dân Trường Sa, Nhà giàn DK1, mỗi người có một cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng đều có chung một sự cảm nhận: Trường Sa và đất liền đã thực sự không xa.
Tạm biệt đất liền, tàu 571 hành trình thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, DK1. Ảnh: Mai Thắng
Trường Sa trong trái tim triệu triệu người dân đất Việt. Bảo vệ Trường Sa là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó cán bộ, chiến sĩ Trường Sa là lực lượng chủ lực.
Trường Sa không xa
Tàu 571 của Vùng 4 Hải quân hú ba hồi còi dài rồi từ từ rời Cảng Quốc tế Cam Ranh. Hàng trăm cánh tay thủy thủ tàu 571 và đoàn công tác vẫy chào tạm biệt đất liền. Tất cả chúng tôi bắt đầu cảm nhận về cuộc hải trình gian khổ nhưng vô cùng kiêu hãnh ra Trường Sa thân yêu.
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Đặng Đình Công chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi đi Trường Sa cảm giác rất xúc động. Tôi cũng đã trải qua đời lính nên cảm giác ra thăm Trường Sa như đến ngôi nhà chung của Tổ quốc. Đến với với đồng đội thân thương ruột thịt nơi đầu sóng ngọn gió".
Cùng chung cảm xúc như ông Đặng Đình Công, anh Phạm Văn Ưng đến từ Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) lần đầu tiên đến Trường Sa cũng lần đầu nhìn thấy con tàu hải quân to lớn kiêu hãnh rẽ sóng vượt đại dương giữa ngàn trùng biển nước.
Anh Ưng tâm sự: “Khi nhận được thông báo đi Trường Sa mấy đêm tôi trằn trọc không ngủ được. Cái cảm giác thấp thỏm, mường tượng khi bàn chân mình được đặt chân lên đảo rất sung sướng và xúc động. Tôi đã đến nhiều vùng miền của đất nước, nhưng chưa lần nào lại xúc động như lần này. Đời người được đến mảnh đất như máu thịt của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió là mãn nguyện lắm. Với tôi đây là kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất cuộc đời”.
Trong khi đó, chị Nguyễn Quách Minh Hồng đến từ Vụ Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xen lẫn tự hào là những giọt nước mắt rưng rung cho biết: “Tôi là con liệt sĩ. Bố tôi hi sinh khi tôi mới 2 tuổi. Cả đời tôi chỉ có mong ước đến Trường Sa một lần. Ở đâu có hải phận của Việt Nam kể cả hòn đảo xa Tổ quốc, thì ở đó có sự kết nối giữa trái tim người Việt để cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương”.
Còn hai bạn gái trẻ Nguyệt - Nhung đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không giấu được xúc động, rưng rưng nước mắt nói: “Mấy đêm trước đến Cam Ranh để lên tàu đi Trường Sa, chúng tôi cứ thấp thỏm không sao ngủ được trọn giấc. Cứ nghĩ mình được đặt chân đến mảnh đất xa nhất của Tổ quốc là tim phập phồng trong lồng ngực. Có lẽ đây là chuyến đi nhớ nhất trong cuộc đời chúng tôi”.
Ấm lòng chiến sĩ Trường Sa
230 thành viên đến từ mọi miền đất nước theo tàu 571 ra thăm quân, dân Trường Sa và Nhà giàn DK1 lần này không chỉ là chuyến hải trình đặc biệt đem hơi ấm đất liền tới cán bộ chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, mà còn là nhịp cầu rút gần khoảng cách giữa Trường Sa với đất liền.
Thăm cán bộ chiến sĩ Trường Sa, DK1, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đem theo 24 phần quà trị giá 200 triệu đồng tặng cán bộ, chiến sĩ.
Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh Vietsovpetro còn tặng các chiến sĩ trẻ gần 400 thẻ điện thoại Viettel trị giá gần 40 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm.
“Những chiếc thẻ điện thoại Viettel sẽ là nhịp cầu truyền tải thông tin giữa Trường Sa với đất liền. Việc thăm hỏi, thông tin giữa các chiến sĩ với người thân ở đất liền thuận tiện hơn. Những phần quà của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro sẽ giúp cán bộ chiến sĩ ấm lòng hơn, thêm vững tay súng canh chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Đặng Đình Công Công cho biết.
Trong cuộc hành trình ra Trường Sa lần này, Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) tặng Trường Sa, DK1 500 triệu đồng để mua các vận dụng phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và sinh hoạt.
Ngoài ra, còn có những phần quà ý nghĩa gửi trực tiếp đến quân dân Trường Sa, DK1. Món quà ý nghĩa ấy không chỉ thể hiện sự chăm lo cho Trường Sa thêm vững chắc tay súng canh trời giữ đảo, mà còn có ý nghĩa xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh, thắm tình quân dân sâu sắc, xây dựng Trường Sa mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường, thắm tình quân dân như cá với nước.
"Trường Sa xa Tổ quốc nhưng rất gần trong lòng người dân Việt Nam nói chung và cán bộ, nhân viên Công ty Khí Việt Nam nói riêng. Chúng tôi luôn đồng hành cùng Trường Sa, vì Trường Sa thân yêu trong hành trình xây dựng Trường Sa mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường, làm điểm tựa cho vững chắc cho ngư dân đánh bắt xa bờ”, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh PV Gas chia sẻ.
Trong khi đó, Hội Cựu chiến binh Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) tặng Trường Sa, DK1 nhiều phần quà trị giá 100 triệu đồng.
Còn đoàn đại biểu đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Trường Sa, DK1 hàng trăm phần quà ý nghĩa, thiết thực phục vụ công tác sẵn sang chiến đấu và dân sinh tại đảo.
Diệu vợi Trường Sa
Tháng Năm, Trường Sa nắng như đổ lửa. Hơi biển mặn làm cho áo các chiến sĩ thêm đẫm mồ hôi. Vậy mà những người lính trẻ vẫn “dầm mình” trong cái nắng chang chang ấy với những động tác “lăn lê bò trườn” dưới hầm hào công sự và huấn luyện điều lệnh đội ngũ tay không trên đường băng.
Trung úy Nguyễn Văn Dũng gắn bó với Sinh Tồn Đông từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nắng gió ở đảo làm cho nước da của chàng thanh niên huyện miền núi Anh Sơn, tỉnh Nghệ An sạm đen. Song điều đó càng làm cho chàng trung úy này thêm rắn rỏi. Dũng bảo, là người lính được bảo vệ Trường Sa không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào kiêu hãnh.
“Tôi là người con xứ Nghệ làm nhiệm vụ ở đảo Sinh Tồn Đông, tôi muốn đem sức trẻ, tuổi xuân của mình cho Trường Sa. Với tôi, được làm nhiệm vụ ở Trường Sa là niềm vui lớn. Thật không lãng phí thời gian và tuổi trẻ nếu được cống hiến cho nơi đây. Trường Sa tuy xa nhưng luôn thân thương và gần gũi”, Dũng bộc bạch.
Là chỉ huy của đảo Sinh Tồn Đông, Thiếu tá, Chính trị viên Nguyễn Kỳ Hợp cho hay, anh ra đảo làm nhiệm vụ được 6 tháng, vợ con ở Đà Nẵng. Năm nghỉ phép một lần lại ra đảo ngay cho đồng đội khác về bờ.
“Gắn bó với đảo mới thấu được Tổ quốc thiêng liêng diệu kỳ đến mức nào. Mặc cho khí hậu thời tiết khắc nghiệt, cán bộ, chiến sĩ vẫn bảo đảm huấn luyện liên tục và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngày huấn luyện, đêm tuần tra canh gác để mời ra khỏi vùng biển “những con tàu không mời mà đến”.
Trường Sa tháng Năm biển êm diệu vợi. Những cánh hải âu lượn quanh đảo báo tin mừng.
Cảm tác về Trường Sa. Xin được tặng các anh bài thơ “Diệu vợi Trường Sa” như món quà đất liền nhiều cung bậc cảm xúc, để các anh thêm vững chắc tay súng canh chủ quyền đất mẹ nơi đường biên Tổ quốc.
Diệu vợi Trường Sa
Tháng Năm Trường Sa nắng lắm
Vai áo anh ướt đẫm mồ hôi
Đồng đội ở mỗi đứa một nơi
Ngày huấn luyện, đêm tuần tra canh đảo
Tháng Năm Trường Sa không mùa giông bão
Sóng rì rầm như bản nhạc dịu êm
Thời gian trôi mau, nỗi nhớ đầy thêm
Về đất liền, nơi quê hương xứ sở
Tháng Năm Trường sa đong đầy nỗi nhớ
Gửi về em chồi búp bàng vuông
Con ốc biển từ đáy đại dương
Quà lính đảo chỉ giản đơn là thế.
Tháng Năm Trường Sa nhiều câu chuyện kể
Đoàn đất liền ghé thăm đảo, tặng quà
Lính Trường Sa chỉ có bông hoa
Bàng quả vuông làm quà tặng lại
Tháng Năm Trường Sa sóng ngàn êm ái
Cho khách đất liền thăm đảo tiền tiêu
Gặp gỡ, chia tay giữa biển về chiều
Cái hôn vội bừng bừng đôi má
Tháng Năm Trường Sa sẽ là tất cả
Niềm vui đong đầy những đoàn khách tới thăm
Trường Sa, Trường Sa diệu vợi tới thăm
Thắm tình quân dân, ấm lòng chiến sĩ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh