Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/04/2013 - 10:22
(Thanh tra)- Tại Việt Nam, Chương trình Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (CTM) bắt đầu được triển khai tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng với 6 cơ sở điều trị từ tháng 4/2008. Đến nay, chương trình đã triển khai tại 20 tỉnh, TP với 60 cơ sở điều trị và tổng số bệnh nhân đang được điều trị là 12.726 người.
Việc triển khai chương trình này không chỉ tác động đến ngành Y tế mà còn tác động trực tiếp đến an ninh, trật tự xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ đã có Nghị định số 96/2012/NĐ-CP (15/11/2012) quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Dự kiến, đến năm 2015, khi mở rộng chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone, cả nước sẽ cần khoảng 140 cơ sở điều trị nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho khoảng 35.000 bệnh nhân; tối thiểu khoảng 980 cán bộ chuyên môn và tối đa khoảng 1.400 người.
Trên thực tế, 5 năm qua, từ khi CTM được triển khai, tại 41 cơ sở y tế ở 13 tỉnh, TP mới có gần 600 cán bộ làm chương trình. Phần lớn các cán bộ đều kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này. Tại Đại học Y Hà Nội, mới có 2 cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo về HIV/AIDS chuyên về tư vấn, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; 2 giảng viên Bộ môn Tâm thần chuyên về điều trị thuốc; 2 giảng viên từ Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng chuyên về điều trị thuốc và HIV.
TS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương (NIMH), Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Từ năm 2008 đến nay, tại Viện mới có 15 bác sĩ được đào tạo theo CTM cơ bản, chỉ có 3 chuyên gia biên soạn tài liệu là thành viên ban cố vấn, 5 bác sĩ là giảng viên. Hiện chưa có cơ sở triển khai CTM nào do chuyên ngành tâm thần quản lý và chưa có khóa đào tạo nào về CTM tại NIMH và chuyên ngành tâm thần. Vì thế, Viện cũng chưa có hỗ trợ kỹ thuật về CTM tại Viện và chuyên ngành tâm thần.
Theo dự kiến của Bộ Y tế, từ năm 2013 - 2015, CTM sẽ củng cố năng lực giảng dạy lý thuyết và thực hành cho các giảng viên Trung tâm Chuyển giao Công nghệ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và HIV. Qua đó, sẽ tổ chức các khóa học nâng cao về điều trị nghiện, đồng thời xây dựng cơ sở điều trị Methadone cho NIMH làm cơ sở thực hành.
Ngoài ra, sẽ phối hợp đào tạo lý thuyết và lâm sàng cho cán bộ hỗ trợ kỹ thuật ngành tâm thần các cấp tại NIMH về điều trị Methadone và điều trị nghiện nói chung. Bộ Y tế cũng đề nghị nâng cao chất lượng chuẩn hóa và chính thức hóa tài liệu đào tạo về Methandone trong hệ thống đại học và đào tạo liên tục bảo đảm tính thống nhất toàn quốc. Riêng, NIMH sẽ giúp Bộ Y tế xây dựng giáo trình Methadone, xây dựng cơ sở thực hành tại Viện, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, II và mời các chuyên gia quốc tế hỗ trợ tham gia giảng bài....
Thời gian tới, Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị có chức năng đào tạo và chỉ đạo tuyến; đào tạo cho cán bộ công tác tại cơ sở điều trị theo hướng dẫn tại Thông tư số 07 của Bộ Y tế quy định về đào tạo liên tục cho cán bộ y tế; hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị; đồng thời khuyến khích các viện, trường thuộc hệ thống y tế và sức khoẻ tâm thần có nhu cầu và sẵn sàng về nhân lực tham gia đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình.
Hà Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân