Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sính… “Thầy ngoại”

Thứ hai, 02/07/2012 - 13:44

(Thanh tra) - Do tâm lý nhiều người sính ngoại, kể cả sính bác sĩ, và cũng do cái tâm lý ưa thích các bài thuốc “vua chúa”, nên lâu nay nhiều phòng khám có tên chung là “Đông y cổ truyền” do một số thầy thuốc người Trung Quốc “bắt tay” với người một số người trong nước mọc lên ngày càng nhiều, nhất là tại các đô thị.

Chuyện mấy ông “thầy ngoại” sang hoạt động khám chữa bệnh trong các cơ sở tư nhân gọi là “phòng khám Đông y cổ truyền” nay đã thành truyện dài nhiều tập, trong đó không thiếu các yếu tố hài!

Một quan chức ngành Y tế cho biết, theo quy định, người nước ngoài muốn vào Việt Nam khám, chữa bệnh phải chụp ảnh kèm các bằng cấp có chứng thực của nước sở tại. Không dừng ở đó, Bộ còn cử người xác minh nhân thân, trình độ…

Tuy nhiên, có một thực tế là khi các ông “thầy ngoại” được cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh ở Việt Nam, thì thường tìm cách đưa thêm những người quen, biết chút ít về Đông y, vào làm kết hợp “nghiên cứu thị trường”.

Sau khi được cấp phép, mặc dù pháp nhân do người Việt đứng tên nhưng mấy ông “thầy ngoại” lại trực tiếp điều hành, khám bệnh và… chơi bài liều. Họ photo bằng cấp người khác, dán ảnh cá nhân rồi ung dung khám bệnh, có người phiên dịch kế bên. Thế là… “tại anh tại ả, tại cả đôi đường”, lâu nay ít thấy ai kiểm tra, hỏi han. Vậy là buông lỏng?

Thêm nữa, con bệnh đừng sính ngoại, kẻ có tiền đừng a tòng cho “anh” núp bóng thì làm gì có chuyện! Mặt khác, khi được hỏi, gần như 100% người bệnh tìm đến các phòng khám này là do xem quảng cáo ra rả suốt ngày trên các đài truyền hình.

Ông Trưởng Đại diện phía Nam Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thì cho biết, ông cũng có nghe dư luận về việc bán sóng truyền hình, nhưng đây chỉ là dư luận nên không thể kiểm tra, xử lý được.

Theo quy định, không cho phép bán sóng truyền hình thì không được bán, mà chỉ cho phép nhà đài liên kết thực hiện sản xuất các chương trình.

Vị này còn nói, ông cũng băn khoăn, để phân định trách nhiệm rõ ràng trong chuyện này là khó vì bất cập lớn nhất trong quy định hiện nay là chưa rõ ràng về địa chỉ người chịu trách nhiệm nội dung chương trình. Khi cấp phép hành nghề cho một phòng khám, ngành Y tế duyệt luôn kịch bản quảng cáo và đưa kịch bản quảng cáo này cho doanh nghiệp đi đăng ký quảng cáo. Nhà đài dựa trên nội dung kịch bản doanh nghiệp cung cấp mà vô tư phát sóng. Vậy là buông lỏng?

Bởi theo luật, thì nhà đài cũng có trách nhiệm kiểm tra các nội dung quảng cáo trước khi phát sóng. Đằng này, cứ phát vô tư, phải chăng vì… nguồn thu “tế nhị”? Thế là khá nhiều người bệnh “chùa nhà không thiêng”, nghe theo quảng cáo tìm đến phòng khám để rồi bị chém đẹp, tiền mất tật mang!

   Ziczac

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm