Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/06/2013 - 12:36
(Thanh tra) - Để phục vụ hàng triệu xe có động cơ, chúng ta đang có hàng ngàn “kho bom xăng”… gửi trong dân tại các đô thị.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, trạm xăng dầu trong đô thị phải cách khu vực đông người tối thiểu từ 10 - 100 m, nếu trạm xăng tiếp giáp với các công trình xây dựng khác thì phải có tường bao chống cháy cao trên 2,2 m. Nhưng thực tế, tại Hà Nội có gần 500 “shop bom” đa số đều nằm giữa khu dân cư, khoảng cách không có, lại còn bị những hộ dân xung quanh lấn chiếm, cơi nới xây dựng nhà san sát. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy lửa ngay ở… vòi bơm xăng làm sao thấy bom xăng nổ?
Không chỉ vi phạm khoảng cách an toàn, các quy định PCCC tại đây xăng cũng hết sức lỏng lẻo. Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cho biết, khi mới đưa vào sử dụng, cây xăng có thể đáp ứng các quy định về PCCC, song qua thời gian hoạt động, các công tác quản lý, kiểm tra bị buông lỏng và cả sự bất cẩn, cẩu thả của cây xăng nên dẫn đến vi phạm các yêu cầu an toàn trong việc PCCC. Tức là song hành với “bom xăng” là “bom lỏng quản lý”! Theo ông này, Hà Nội đã có yêu cầu đóng cửa 39 cây xăng, di dời 10 cây xăng ra khỏi khu dân cư từ nhiều năm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa di dời được cây xăng nào, hẳn là do “bom thủ tục”?
Ở TP. Hồ Chí Minh, các “shop bom” điển hình cho việc… gửi bom trong dân có thể kể: “Shop” Comeco, Cách Mạng Tháng Tám, chỉ nằm cách cửa hàng Innox bên phải và shop quần áo chưa đầy 3m, phía sau giáp cây xăng là nhà dân và không có tường chống cháy. “Shop” K25, Cách Mạng Tháng Tám bị nhà dân bao bọc xung quanh và có nhiều vật liệu dễ bắt lửa như xốp, vải…, không buồn gắn biển báo cấm hút thuốc và chẳng thấy các thiết bị PCCC. “Shop” Petrolimex, Trần Hưng Đạo, quận 5, trừ mặt tiền đường, còn lại là giáp nhà dân và chỉ cách tòa cao ốc 11 tầng của một ngân hàng vài mét. Tương tự, tại các “shop bom” trên đường Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Trường Chinh, Âu Cơ (Tân Bình), Lũy Bán Bích, Thoại Ngọc Hầu (Tân Phú)… tất cả đều nằm sát nhà dân hoặc các địa điểm kinh doanh.
“Gửi bom”, biết là bom dễ “bùng” nhưng lực lượng PCCC Hà Nội lại chỉ có 50 bộ quần áo bảo hộ cho lính chữa cháy trong khi với vụ cháy vừa qua họ phải huy động hơn 1.200 người tức là cứ hơn 20 lính mới có một người được bảo hộ, số còn lại thì… tay không bắt giặc! Giám đốc Sở PCCC cũng cho biết, trang thiết bị của lực lượng PCCC Thủ đô hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiếu thốn trang thiết bị đã khiến 9 lính cứu hỏa bị bỏng trong vụ cháy mới đây.
Ngay sau vụ cháy cây xăng tại Hà Nội, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh đã… nhanh chóng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình an toàn PCCC. Đó cũng là một cách quản lý việc “gửi bom trong dân” mà cơ quan chức năng đã cho phép, nhưng đứng mũi chịu lửa lại là Cảnh sát PCCC. Chữa cháy là chữa cho chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, rồi sau đó là cho dân, vậy nhưng đã có “chủ bom” nào nghĩ đến việc đóng góp một phần trang bị bảo hộ cho lính cứu hỏa?
Ziczac
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân