Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ hai, 02/08/2021 - 14:08
(Thanh tra) - Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và cách làm bài bản, đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin diện rộng, sớm hoàn thành mục tiêu cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.
Huyện Hải Hà tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân 2 xã biên giới Quảng Sơn, Quảng Đức. Ảnh: TTTT
Tiêm gần 127 nghìn liều vắc xin, không có trường hợp phản ứng nặng hoặc tử vong
Vắc xin được xem là “vũ khí” vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay. Xác định rõ điều này, ngay từ đầu năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn lực khoảng 500 tỷ đồng ngân sách cùng với nguồn lực xã hội hóa dành cho phòng, chống dịch và tiêm vắc xin cho nhân dân.
Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành lên kế hoạch, phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên diện rộng, quy mô lớn, đảm bảo an toàn cho nhân dân. Mục tiêu cao nhất là phấn đấu đến hết năm 2021 toàn tỉnh sẽ cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng.
Trên tinh thần đó, từ tháng 4/2021, Quảng Ninh bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng theo quy định. Tính đến ngày 30/7, tỉnh đã triển khai 7 đợt tiêm vắc xin với tổng số 126.645 liều; trong đó, có trên 115.000 người tiêm 1 mũi và trên 11.500 người tiêm đủ 2 mũi. Các đợt tiêm vắc xin đều diễn ra an toàn, chỉ có trường hợp có phản ứng nhẹ và một số phản ứng thông thường sau tiêm, không có trường hợp phản ứng nặng hoặc tử vong do tiêm vắc xin.
Điển hình, tại huyện Hải Hà, trong đợt 5, địa phương này được cấp 17.300 liều vắc xin phòng Covid-19 và đã thực hiện tiêm cho cán bộ, công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà và nhân dân 2 xã vùng cao, biên giới Quảng Sơn, Quảng Đức. Sau 7 ngày (từ 13/7-20/7), huyện đã hoàn thành tiêm 100% số vắc xin được cấp theo đúng kế hoạch.
Trong quá trình tiêm, nhân viên y tế đã thực hiện đúng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tiêm chủng và công tác phòng chống dịch Covid-19. Trước và trong quá trình tiêm, huyện Hải Hà đã bố trí các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng. Tất cả các trường hợp sau tiêm đều không có phản ứng nghiêm trọng, sức khỏe tốt và trở lại lao động, sản xuất bình thường.
Còn tại TP Hạ Long, trong đợt 7 tiêm vắc xin phòng Covid-19, TP dự kiến tiêm 6.000 liều vắc xin cho người lao động ở những ngành nghề có nguy cơ cao gồm: Tiểu thương các chợ, trung tâm thương mại, lái xe taxi, xe ôm, người làm nghề bốc vác… Trong ngày 31/7, đã có 1.200 tiểu thương chợ Hạ Long I được tiêm vắc xin.
Trước đó, TP đã hoàn thành tiêm 7.293 liều vắc xin cho các đối tượng ưu tiên theo quy định, trong đó có lực lượng tuyến đầu và người lao động trong các khu công nghiệp. Quá trình tiêm diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và tạo được sự đồng thuận rất cao trong nhân dân.
Cùng với huyện Hải Hà và TP Hạ Long, sau khi tiếp nhận vắc xin phòng Covid-19, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhanh chóng triển khai tiêm chủng cho cán bộ, nhân dân, người lao động trên địa bàn.
Lấy người dân làm chủ thể
Để đảm bảo tiêm nhanh nhất, hiệu quả và an toàn nhất, ngành Y tế toàn tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 96 tổ cấp cứu với gần 300 y, bác sĩ tham gia công tác tiêm chủng; thành lập 195 điểm tiêm chủng trên toàn tỉnh và 195 tổ cấp cứu đi theo điểm tiêm để đảm bảo người dân sau khi tiêm vắc xin được theo dõi sát sao về sức khỏe; tổ chức các lớp tập huấn về triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho hơn 2.200 cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng, bao gồm, 1.468 cán bộ làm công tác tiêm chủng thường xuyên và 800 người đào tạo mới.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đang khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt và công khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Quảng Ninh năm 2021-2022 theo đúng chủ trương, hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, kiên trì thực hiện quan điểm lấy người dân làm chủ thể, đóng vai trò quyết định, lấy địa bàn cấp xã làm trung tâm; huy động tối đa nguồn nhân lực y tế làm nòng cốt để triển khai tiêm chủng đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân theo tinh thần vắc xin được cấp đến đâu, thực hiện tiêm chủng an toàn đến đó, theo đúng kế hoạch, không để lãng phí.
Để hoàn thành mục tiêu và an toàn tiêm chủng, Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị huy động mọi nguồn lực hiện có, tập huấn mở rộng cho các đối tượng tham gia; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là sử dụng phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử”, tạo thuận lợi cho người dân đăng ký tiêm chủng.
Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho biết, với trên 300.000 liều vắc xin tỉnh đã được Bộ Y tế cấp phát, ngành Y tế sẽ phấn đấu tiêm đủ diện rộng mũi 1 và ưu tiên cho những người có nguy cơ cao theo quy định của Chính phủ. Với quan điểm, tiêm đến đâu, an toàn đến đó, ngành sẽ chủ động về mặt chuyên môn và lên kế hoạch cụ thể cho từng điểm tiêm; mỗi điểm tiêm sẽ có 1 kíp hồi sức để đảm bảo công dân được tiêm an toàn…
Ông Diện cũng thông tin thêm, đến thời điểm hiện tại, đã có trên 7.200 người dân trên địa bàn tỉnh đăng ký tiêm trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”. Trên cơ sở đăng ký của người dân, doanh nghiệp, ngành Y tế đã chủ động xây dựng phương án, sắp xếp, điều phối, sàng lọc những đối tượng tiêm phù hợp để sẵn sàng tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Đồng thời, phân quyền cho y tế cơ sở phân tích, phân loại để sắp xếp lịch tiêm phù hợp, khoa học; đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và an toàn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân