Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ô nhiễm làng nghề Ninh Vân

Thứ ba, 19/06/2012 - 14:26

(Thanh tra)- Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình), ô nhiễm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (CTĐMN) Ninh Vân chủ yếu là bụi và tiếng ồn. Năm 2011, hàm lượng bụi lơ lửng đo được ở khu vực này cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,37 - 1,75 lần. Ngoài ra, các chỉ số về tiếng ồn cũng vượt quá mức cho phép.

Dọc các trục đường chính dẫn vào xã, lúc nào cũng ngập trong bụi bẩn và tiếng ồn

Sống chung với bụi đá và tiếng ồnChị Nguyễn Thị Tươi, thôn Trấn Lữ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư bức xúc: “Nhiều năm nay, chúng tôi phải sống chung với ô nhiễm môi trường, với bụi đá và tiếng ồn từ các cơ sở CTĐMN. Những ngày nắng nóng, bụi đá bay mù mịt khắp làng trên xóm dưới, nhất là vào mùa hanh khô. Gia đình tôi phải mua bạt căng kín nhà, đóng cửa suốt ngày”. Theo tìm hiểu của PV, dọc 2 trục đường chính vào xã Ninh Vân, mỗi ngày, đêm có hàng trăm lượt xe tải lưu thông. Cả làng là một công trường lớn, ồn ã và bụi bẩn với những tiếng máy cắt đá, tiếng búa đập chát chúa cộng với tiếng ầm ầm của những chiếc xe tải, xe ben chở đá từ bãi về xưởng. Từ đầu làng đến cuối làng, chỉ thấy một màu bụi trắng bay mịt mù.Anh Đỗ Văn Tiếp, người đã có trên 10 năm làm nghề CTĐMN ở thôn Trấn Lữ nói: “Do thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn và bụi bẩn, nhất là hôm nào cầm máy mài hoặc máy cắt nhiều thì tối về thấy khó thở, thậm chí bị ho cả tuần và thường xuyên mắc các bệnh ngoài da. Làm ở đây chúng tôi phải tự lo mọi trang bị bảo hộ từ kính, mũ cho đến khẩu trang”. Hiện, Ninh Vân có 5/13 làng được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống, gồm các thôn: Xuân Phúc, Xuân Thành, Đồng Quan và thôn Thượng, thôn Hạ, với trên 300 hộ sản xuất, thu nhập từ 1,5 - 5 triệu đồng/tháng. Sản phẩm đá mỹ nghệ của Ninh Vân đã có mặt ở nhiều nơi trên toàn quốc. Nghề CTĐMN đã thực sự trở thành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của địa phương, chiếm 50% tổng giá trị thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ của xã. Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Lê Huy Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Vân cho biết: Nghề CTĐMN đã phát triển khắp cả 13 khu dân cư. Nếu như năm 2006, làng đá Ninh Vân chỉ có 130 cơ sở sản xuất thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên trên 300 cơ sở. Tuy nhiên, đến nay mới có 65 hộ và doanh nghiệp (DN) chuyển sang làng nghề sản xuất tập trung, còn lại vẫn sản xuất xen kẽ trong khu dân cư. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.Giải pháp còn… bỏ ngỏTheo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường, ô nhiễm ở làng nghề CTĐMN Ninh Vân chủ yếu là bụi và tiếng ồn, do các hoạt động đục đẽo và sử dụng máy mài đá thủ công. Năm 2011, hàm lượng bụi lơ lửng đo được ở khu vực này đều cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,37 - 1,75 lần. Ngoài ra, các chỉ số về tiếng ồn cũng vượt quá mức cho phép. Hầu hết, các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều có mặt bằng chật hẹp, nhà ở thường xen lẫn với các xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất lại thiếu phương tiện bảo đảm môi trường lao động như: Hệ thống đèn chiếu sáng, quạt hút gió… Vì thế, sức khỏe của người lao động và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng trực tiếp, về lâu dài có thể mắc các bệnh về mắt, phổi... Công nhân làm việc tại các xưởng sản xuất đá ở Ninh Vân hầu hết đều không được trang bị bảo hộ lao động Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở Ninh Vân đang có chiều hướng gia tăng, năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ một số DN lớn thực hiện dự án (D.A) bảo hộ lao động (cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động) như: Cung cấp máy thu gom bụi; tổ chức tuyên truyền các biện pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, D.A chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn và triển khai ở một số DN lớn nên hiệu quả mang lại chưa cao.Được biết, năm 2007, UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định xây dựng Ninh Vân thành một làng nghề tập trung với quy mô 22ha, nằm cách khu dân cư 500m. Trong đó, giai đoạn I của D.A đã được thực hiện xong vào năm 2009, với quy mô 11ha thuộc địa bàn thôn Xuân Phúc. Nhưng đến nay, D.A này cũng mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất của 65 hộ gia đình và DN trong làng, số còn lại vẫn tiếp tục sản xuất ngay tại gia đình và xen lẫn trong các khu dân cư. Tuy nhiên, theo dự tính, nếu xây dựng xong khu quy hoạch là 22ha vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các hộ dân và DN trên địa bàn xã. Chưa kể, việc tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn II còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí san lấp mặt bằng, cơ sở hạ tầng.Để làng nghề CTĐMN phát triển bền vững, thiết nghĩ các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần quy hoạch phát triển một cách hợp lý. Bên cạnh đó, các DN phải chủ động thực hiện tốt việc xử lý chất thải, từng bước cải thiện môi trường.Nguyễn Trường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm