Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhìn từ việc sinh trắc trong giao dịch ngân hàng

Ngô Quốc Đông

Thứ tư, 17/07/2024 - 17:08

(Thanh tra) - Từ 1/7/2024, nhiều ngân hàng đã bắt đầu áp dụng quy định mới về việc sử dụng sinh trắc học để xác thực trong các giao dịch trực tuyến. Theo quy định này, mọi giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên hoặc 20 triệu đồng đối với nhiều giao dịch trong ngày phải được xác nhận bằng sinh trắc học kết nối với căn cước công dân.

Ảnh minh họa. Nguồn: IT

Điều này yêu cầu khách hàng phải xác minh danh tính bằng hình ảnh gương mặt khớp với căn cước công dân đã được chứng thực bởi các cơ quan chức năng.

Nắm bắt tình hình, từ cuối tháng 6, nhiều khách hàng có tài khoản thường xuyên phải giao dịch vì công việc đã nỗ lực thực hiện quá trình kết nối sinh trắc học với tài khoản ngân hàng của mình. Tuy nhiên, quá trình này gặp nhiều khó khăn do hệ thống thường xuyên báo lỗi không khớp được gương mặt, khiến một số khách hàng mất cả ngày mà vẫn không hoàn thành.

Điều này đã làm mất thời gian và cả tâm lý lo lắng cho một số người. Qua đây cũng cho thấy, với một sự thay đổi lớn có tính chất hệ thống về nhu cầu giao dịch tài chính của người dân, cần phải có lộ trình trang bị cho họ cả thời gian và kỹ năng để họ tiếp cận và thực hiện, áp dụng ngày tất sẽ có thắc mắc, xáo trộn.

Vì áp dụng ngay, nên khi quy định mới chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7, hệ thống Internet Banking và ứng dụng của nhiều ngân hàng đã gặp tình trạng quá tải trong một số thời điểm, gây ra khó khăn cho cả những giao dịch nhỏ nhất như mua sắm đồ ăn hay uống cà phê. Nhiều máy ATM cũng không thể hoạt động bình thường, gây ra sự bất tiện cho người dùng. Một số người có căn cước cũ không không thể cập nhật. Một bộ phận khác vì điện thoại thế hệ cũ, không có quét ảnh hay một số tính năng hỗ trợ sinh trắc học, cũng khó thực hiện việc xác thực giao dịch.

Sự phiền hà và mệt mỏi trở thành cảm xúc chung của nhiều khách hàng. Các ngân hàng chỉ đưa ra những thông báo ngắn về việc áp dụng sinh trắc học mà không giải thích rõ ràng, làm tăng thêm sự khó chịu của khách hàng. Nhiều người không hiểu rõ lý do tại sao họ phải thực hiện xác thực sinh trắc học này. Và trong tuần đầu nay, tại nhiều điểm giao dịch của những ngân hàng lớn, người dân đến đông hơn, không phải để làm thẻ, hay rút tiền, mà nhờ nhân viên hỗ trợ đăng ký xác nhận sinh trắc học. Những người này đa số không biết cách thao tác trên điện thoại, nhưng mặt khác họ cũng muốn đến đại lý làm cho yên tâm.

Theo ngành Ngân hàng, quyết định này được ban hành nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến, giảm thiểu tội phạm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Sinh trắc học giúp ngăn chặn hacker chiếm đoạt tài khoản ngân hàng bằng cách đòi hỏi hình ảnh chính chủ để thực hiện các giao dịch lớn. Điều này cũng giúp ngăn chặn việc sử dụng tài khoản ngân hàng cho các mục đích bất hợp pháp như cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản.

Hướng đích của chính sách là rất đúng, tuy nhiên ở đây tính đồng bộ của hệ thống và các chỉ dẫn là điều rõ ràng còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì mức độ sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện điện thoại thông minh của các thành phần cư dân khác nhau. Đấy là chưa kể việc trả lương hưu trí qua tài khoản với những người lớn tuổi, họ cũng gặp trở ngại khi xác nhận thủ tục sinh trắc học do tuổi cao, hạn chế về cập nhật công nghệ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm