Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều "tham vọng" trong năm Nhâm Thìn

Thứ sáu, 20/01/2012 - 08:02

(Thanh tra)- Nỗ lực khắc phục một số mặt hạn chế như: Chất lượng phương tiện còn xuống cấp; thái độ ứng xử của một bộ phận lái xe, tiếp viên chưa tốt; phục vụ vé cho hành khách chưa thuận tiện… Thế nhưng, nhìn chung hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều tiến bộ.

Xe buýt TP. Hồ Chí Minh bước sang năm 2012 với nhiều tham vọng.

Ưu thế của xe buýt CNG

Tính đến cuối năm ngoái, địa bàn TP Hồ Chí Minh có 146 tuyến buýt phổ thông, tăng 49 tuyến so với 10 năm trước. Trong đó, có 110 tuyến có trợ giá, tăng 65 tuyến so với năm 2002 (năm thành phố chính thức khai trương 8 tuyến xe buýt điểm). Nói cách khác, tổng số cự ly tuyến có trợ giá tăng từ 1.542km năm 2002 lên 3.452km vào cuối năm 2011, đạt mức tăng 2,2 lần.

Trong khi đó, khối lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong năm 2011 ước đạt 370 triệu lượt, bình quân 1 triệu hành khách/ngày, tăng gần gấp 10 lần so với năm 2002.

Xác định tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, ngành Vận tải thành phố đang áp dụng nhiều hình thức vé khác nhau như: Vé lượt, vé tập, vé tháng. Đặc biệt là năm 2011, số lượng khách lựa chọn sử dụng vé tập đã tăng vọt từ ngưỡng dưới 5% của các năm trước đó lên thành 27,6% trong năm ngoái.

Năm 2012, xe buýt TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt khối lượng vận chuyển 383 triệu hành khách; khối lượng vận chuyển có trợ giá bằng xe buýt 304 triệu hành khách; hơn 6,7 triệu chuyến buýt; đáp ứng nhu cầu đi lại trên hệ thống xe buýt đạt từ 5,33 - 6,9%.

Đến hết năm 2011, thành phố đã xây dựng 439 nhà chờ, 2.356 trụ dừng, 157 bảng treo và 3.741 ô sơn được bố trí trên hệ thống mạng lưới tuyến buýt. Theo đó, hệ thống nhà chờ mới liên tục được cải tiến theo hướng bảo đảm về mặt thẩm mỹ, cấu kiện lẫn chi phí xây dựng.

Điều đáng ghi nhận là, năm 2011 thành phố đưa vào sử dụng 21 xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Đó là tuyến buýt mã số 01 chạy trên lộ trình Bến Thành - Bến xe Chợ Lớn. Ưu điểm của xe buýt chạy bằng khí nén (CNG) đó là có lượng phát thải thấp hơn rất nhiều lần so với xe buýt chạy bằng xăng và dầu diesel; tiết kiệm nhiên liệu do có mức tiêu hao thấp hơn 30% so với xe buýt thông thường. Kết cấu xe buýt CNG có nhiều cải tiến: Sàn xe thấp để phục vụ người khuyết tật; trên xe có lắp đặt camera, có thùng vé tự động, thiết bị giám sát hành trình, hộp thư góp ý…

Chú trọng ứng dụng công nghệ

Hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của TP Hồ Chí Minh từ  năm 2012 - 2015, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào công tác quản lý và điều hành hệ thống xe buýt.

Theo đó, ngành Giao thông Vận tải thành phố sẽ triển khai 54 trạm thông tin xe buýt. Các trung tâm này sẽ được lắp đặt các trạm thông tin tìm đường đi xe buýt tại 54 vị trí nhà chờ trên địa bàn. Mỗi trạm thông tin đều có màn hình vi tính và phần mềm tìm kiếm đường đi bằng xe buýt để người dân có thể tự đưa ra yêu cầu của mình. Hành khách chỉ cần điền yêu cầu, phần mềm máy tính sẽ tính toán và nhanh chóng đưa ra kết quả lộ trình các tuyến xe buýt cụ thể cần đi.

Hiện, mới có 13 doanh nghiệp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình với tổng số xe được lắp đặt là 600 chiếc thuộc 33 tuyến buýt. Trong năm nay, thành phố sẽ kêu gọi thêm các doanh nghiệp ngành buýt phải có trang bị thiết bị giám sát hành trình. Thông qua thiết bị giám sát này, dữ liệu được cung cấp về Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC TP Hồ Chí Minh.  Từ đó dễ dàng trích xuất các báo cáo kiểm tra về thời gian vận hành thực tế của từng chiếc xe buýt, số chuyến...

Tiếp đến, là từng bước chuyển sang bán vé xe buýt tự động, nâng dần số lượng luồng tuyến và số xe buýt sử dụng thu vé tự động. Hiện, mới có 19 tuyến với 293 xe đang áp dụng hình thức thu vé tự động trong tổng số 146 tuyến với gần 3.000 xe.

Năm 2012, ngành Giao thông Vận tải tiếp tục xây dựng hệ thống nhận diện xe buýt bằng màu sơn đặc trưng nhằm giúp hành khách dễ dàng tiếp cận luồng tuyến cần đi. Theo đó, các tuyến loại 1 xuất phát từ Bến Thành sẽ có màu sơn xanh dương; tuyến loại 2 xuất phát từ bến Chợ Lớn có màu xanh lá cây; tuyến loại 3 có màu sơn cam sậm dành cho xe buýt nội thành (trừ hai loại 1 và 2); tuyến loại 4 có màu đỏ sậm dành cho xe buýt chạy các tuyến ngoại thành.


Bài, ảnh: Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm