Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/06/2012 - 06:24
(Thanh tra)- “Người ta nói, báo chí là 1 trong 4 quyền lực của xã hội. Điều công chúng mong muốn ở các nhà báo là cách thể hiện quyền lực đó sao cho có văn hóa. Văn hóa tác nghiệp là yêu cầu tiên quyết mang lại uy tín của người làm báo”, đó là sẻ chia của nhà báo Nguyễn Minh Nguyên nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).
Nhà báo Nguyễn Minh Nguyên
+ Ông đánh giá như thế nào về văn hóa tác nghiệp của nhà báo nước ta qua các thời kỳ của nền báo chí cách mạng?
- Theo thống kê, nước ta hiện nay có khoảng gần 20.000 người làm báo được cấp thẻ nhà báo. Các thế hệ những người làm báo Việt Nam từ trước tới nay, bằng trí tuệ và tình yêu nghề nghiệp, đã chung tay xây đắp nên nền báo chí Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Đáng trân trọng, tự hào đó là những thế hệ nhà báo có văn hóa tác nghiệp.
Tôi lấy dẫn chứng, những năm chiến tranh, người làm báo cách mạng ít hơn bây giờ rất nhiều. Khi đó, người làm báo hành nghề trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, khổ cực, thậm chí phải viết trong bí mật, tù tội. Trong những hoàn cảnh như thế, người làm báo dấn thân vào việc “chữ nghĩa”, mang đến cho nhân dân, cho chiến sĩ những bài báo chân thực, giản dị, vượt qua đói khát, nhiều khi phải trả bằng máu. Đó là cách tác nghiệp có văn hóa cao nhất. Phẩm chất đó đáng được tôn vinh.
Thế nhưng hiện nay, chứng kiến những bước phát triển của báo chí, tôi thấy đáng buồn về tình trạng tác nghiệp thiếu văn hóa của một số phóng viên trẻ. Đơn cử, trước hiện tượng người dân bị lũ lụt, phóng viên hỏi: “Lụt to thế này, sống thế nào?” mà lẽ ra phải đưa ra câu hỏi: “Thưa bà, bà sống ra sao trong hoàn cảnh này?”.
Như vậy, thái độ, cách hỏi cũng cho thấy nhà báo đó tác nghiệp có văn hóa hay không. Tất nhiên, không phải tất cả, nhưng đây là một thực tế đáng quan tâm.
Gốc rễ sâu xa của cách làm báo này là quan điểm “muốn làm… bố thiên hạ” mà không biết rằng, nhà báo trước tiên phải là công dân bình thường.
+ Để phóng viên, đặc biệt là phóng viên trẻ có văn hóa khi tác nghiệp, cần quan tâm tới vấn đề gì, thưa ông?
- Bằng cách nào đó, qua tuyển chọn, để sinh viên báo chí bộc lộ phẩm chất văn hóa cần có khi tác nghiệp của một nhà báo tương lai, xem đây là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần cho phóng viên, biên tập viên thấy được bề dày lịch sử hay vẻ đẹp, niềm tự hào riêng của tờ báo. Từ đó, dấy lên niềm tự hào trong họ. Ý thức về điều này cũng giúp cho phóng viên phần nào tránh được những sai lầm khi tác nghiệp.
Thêm nữa, muốn phóng viên có văn hóa tác nghiệp thì họ phải có thu nhập đủ sống để “đầu gối” không phải “bò”, để họ tự tin, tự trọng, có bản lĩnh khi ra ngoài xã hội hành nghề. Chúng ta cần có cái nhìn thực tế về điều này.
Cuối cùng, cần xác định tính chất nghiêm trọng của sự “sứt mẻ” hình ảnh của nhà báo để có biện pháp cải thiện tình hình, lấy lại hình ảnh vốn được tôn vinh của nhà báo. Đây là việc cần làm ngay của các cấp hội và cơ quan báo chí.
Người ta nói, báo chí là 1 trong 4 cơ quan quyền lực của xã hội. Nhà báo là người nắm giữ thông tin. Quyền lực thường đi đôi với trách nhiệm. Điều công chúng mong muốn ở các nhà báo chúng ta là cách thể hiện quyền lực đó sao cho có văn hóa. Văn hóa tác nghiệp là yêu cầu tiên quyết mang lại uy tín của người làm báo.
+ Xin cám ơn ông!
Hữu Oanh (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà