Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ sáu, 18/08/2023 - 15:39
(Thanh tra) - Nhìn số lượng lưu học sinh, sinh viên ở nước ngoài tăng hằng năm mới thấy rõ ràng nền giáo dục trong nước cần phải cải tổ hơn nữa chất lượng đầu ra của ngành. Hằng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp hoặc làm trái nghề sau ra trường mỗi năm đang là một thực tại buồn của giáo dục đại học, gây lãng phí nguồn nhân lực.
Nhiều gia đình đã không chọn lựa cho con em mình môi trường giáo dục trong nước mà hướng đến các nền giáo dục phát triển trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Hàn. Ảnh minh họa: https://tis.edu.vn/
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài.
Tính đến thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, năm học 2018-2019, số sinh viên Việt Nam tại Mỹ tiếp tục tăng trong 18 năm tăng liên tiếp, đóng góp gần 800 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ. Sau khi dịch lắng xuống, đến cuối năm 2022 Việt Nam trong danh sách thứ 5 trong những quốc gia dẫn đầu về lượng học sinh, sinh viên du học tại Mỹ với khoảng hơn gần 21.000 người.
Tại Hàn Quốc, sinh viên Việt Nam đang đứng thứ 2 trong các sinh viên quốc tế đang học tại xứ Hàn với hơn 37.000 người.
Điều này cho thấy một hiện thực ngày nay là rất nhiều gia đình đã không chọn lựa cho con em mình môi trường giáo dục trong nước mà hướng đến các nền giáo dục phát triển trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Hàn.
Với người Việt Nam ta, giữa giáo dục và đào tạo nghề thì việc học lấy bằng cấp lên cao luôn được chọn lựa của số đông. Trên thực tế, xu hướng học sinh và gia đình chọn hướng đào tạo nghề cho con em không mặn mà lắm với cánh cửa đại học cũng đã xuất hiện gần đây. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những gia đình có hoàn cảnh nghèo hoặc trung bình. Còn với những gia đình khá giả, việc chọn cho con em mình đi du học vẫn là một xu hướng. Qua đó, cũng cho thấy mức độ phân tầng trong xã hội ngày càng mạnh. Có một số tầng lớp trung lưu, khá giả đã đầu tư cho con em họ tấm bằng cử nhân hoặc sau cử nhân ở những môi trường giáo dục tiến tiến nhất, qua đó cũng mở rộng ra cho con em họ nhiều cơ hội việc làm trong tương lai hơn.
Việc du học dù có được học bổng từng phần hay toàn phần thì ở nước Mỹ, Anh hay Nhật, Hàn… vẫn là một thứ đắt đỏ và xa xỉ với nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên nhiều gia đình coi đây là một cuộc đầu tư cho tương lai, có tính chất bền vững, bởi lẽ những em du học thường học được những cách nghĩ phương pháp tiên tiến của thế giới, chưa kể việc đó cũng củng cố cho các em một nền tảng ngoại ngữ và vốn hiểu biết xã hội rộng lớn, tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn trong môi trường quốc tế hóa và hội nhập.
Tuy nhiên việc du học không chỉ có mầu hồng. Không ít trường hợp bị sốc văn hóa, stress do áp lực về tài chính và thi cử, không theo được chương trình, nợ môn, thậm chí sa ngã, mất phương hướng. Nó cũng dẫn đến một hiện thực khác là quá trình chảy máu chất xám sang các nước phát triển. Không ít những sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiềm năng đều được các công ty nước ngoài nhắm trước để thu hút họ làm việc, với những chính sách lương bổng cao hơn khi về nước làm việc, nên nhiều người giỏi đã không về nước ngay sau khi tốt nghiệp mà họ định cư ở các nước phát triển.
Nhìn số lượng lưu học sinh, sinh viên ở nước ngoài tăng hằng năm mới thấy rõ ràng nền giáo dục trong nước cần phải cải tổ hơn nữa chất lượng đầu ra của ngành. Hằng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp hoặc làm trái nghề sau ra trường mỗi năm đang là một thực tại buồn của giáo dục đại học, gây lãng phí nguồn nhân lực. Rồi chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ, chiêu hiền đãi sĩ xem ra vẫn chưa phát huy tốt để kéo các nguồn lực chất lượng cao từ nước ngoài về làm việc trong nước.
Người Việt Nam ta có truyền thống hiếu học, nhưng có thể không vì vậy mà đua nhau đi du học. Có lẽ hiện trạng này đang cảnh báo với chúng ta rằng, đã đến lúc phải nghiêm túc xem xét để cải tổ lại chính hệ thống giáo dục của chúng ta, đáp ứng tốt nhu cầu, kỳ vọng của người học.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị “Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc”.
Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng