Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/02/2020 - 06:35
(Thanh tra)- Chỉ còn ít ngày nữa là đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), nhưng vào thời điểm này, rất nhiều y, bác sĩ đang bận rộn với công tác phòng, chống dịch do chủng vi rút corona mới (Covid-19) gây ra. Mong muốn lớn nhất của các “chiến sĩ áo trắng” là dịch bệnh sớm qua để trở về cuộc sống bình thường.
Bộ Y tế trao bằng khen cho các cá nhân Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus Corona. Ảnh: Bộ Y tế
Tự hào vì những nỗ lực của những “chiến sỹ áo trắng”, của ngành Y tế Việt Nam đã góp phần đáng kể vào công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới.
Nhiều áp lực
Trong câu chuyện của mình với nhóm phóng viên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - nơi trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 phải thốt lên hai từ: Áp lực! Áp lực từ việc phải điều trị thành công người bệnh đến việc dành thời gian trả lời chuyên môn cho giới truyền thông về bệnh; tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra về cơ sở giám sát công tác chăm sóc bệnh nhân mắc và cách ly bệnh nhân nghi mắc…
Không dừng lại ở đó, theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp như hiện nay, cơ sở còn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ như tổ chức hoạt động cách ly, công tác đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên, cũng như đào tạo tập huấn cho người lao động… Tuy vậy, điều khiến khiến anh mệt mỏi lại chính là những vấn đề khó được gọi thành tên.
Chia sẻ về những ngày đầu chống dịch, bác sỹ Cấp nhớ lại, dịch Covid-19 xảy ra đúng dịp Tết Nguyên đán. Do vậy, tất cả các đơn vị liên quan (VNPT, Viettel) đều nghỉ Tết, người trực không đủ thẩm quyền quyết. Bộ Y tế chưa thể bố trí được đường dây nóng miễn phí nên quyết định lấy đường dây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để nhận các cuộc gọi và giao cho các bác sỹ trưởng ca trực giữ để giải quyết các sự vụ “nóng” của dịch.
Là một trong những người đầu tiên cầm đường dây nóng, Bác sĩ Cấp nhớ lại, tôi vừa nhận cuộc gọi vừa phải trực và điều trị gần 200 bệnh nhân, nhiều cuộc gọi đến giữa lúc đang cấp cứu bệnh nhân.
Mùng 6 Tết, khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên nhập viện, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp quyết định cùng các đồng đội, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, cùng chiến đấu vì sức khỏe người bệnh.
Dù không thuộc diện phải cách ly, nhưng Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp và một Phó khoa quyết định ở lại để bảo đảm hạn chế tối đa người tham gia những kỹ thuật nguy hiểm.
“Nếu bệnh nhân suy hô hấp, cần phải can thiệp như đặt nội khí quản. Khi đó, bác sĩ phải tiếp xúc gần với bệnh nhân nhất, có khả năng bị lây nhiễm bệnh cao nhất. Tôi và Bs Phó khoa nhận nhiệm vụ này, đề phòng những diễn biến xấu về mặt sức khỏe của bệnh nhân. Đó là chiến lược bảo vệ an toàn cho nhân viên, cho cộng đồng và hạn chế thấp nhất số thiệt hại về ngày giường nằm bệnh và nhân mạng nếu có”, Bác sỹ Cấp chia sẻ và cho biết thêm "Khi Trung Quốc có thông báo về dịch viêm phổi do virus corona xuất phát từ Vũ Hán, các bác sĩ phải tìm hiểu các kênh thông tin. Rất may, thông tin từ các nguồn cả phía Trung Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Mỹ cũng đều khá cập nhật. Từ hiểu biết về virus corona chủng mới, chúng tôi đã xây dựng chiến lược điều trị nó".
Ngay sáng mùng 1 Tết, anh đã có bài viết khai xuân về virus này. Ngày mùng 2 Tết, anh đã có bài giảng đầu tiên để chia sẻ cho các tuyến dưới về một loại bệnh truyền nhiễm mới vẫn còn lạ lẫm với cả thế giới. Thông qua những bước ấy, các bác sĩ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần đối diện với việc dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Cả bệnh viện hối hả chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất, con người, thực hành đào tạo, hỗ trợ tuyến dưới, chuẩn bị cho các kịch bản quá tải bệnh nhân, chuẩn bị sẵn chỗ ăn ở cho người cách ly, cho nhân viên y tế.
Trong quá trình cấp cứu, điều trị, tư vấn cho bệnh nhân, Bác sĩ Cấp cho biết, anh nhận được rất nhiều sự lo lắng thái quá của người dân vì các thông tin sai lệch trên các trang mạng xã hội khiến các bác sĩ phải tìm mọi cách giải thích, trấn an. Đặc biệt, nhiều trường hợp vào viện đòi bằng được xét nghiệm Covid-19 dù không có yếu tố dịch tễ cũng như dấu hiệu điển hình. Khi nhân viên y tế giải thích, họ còn nổi sung lên mắng.
Bên cạnh đó, ở một số khác lại là thái độ không hợp tác khi bị cách ly. Theo đó, khi bị cách ly họ khó chịu, cáu kỉnh, có lời lẽ xúc phạm nhân viên y tế vì phải nằm trong bệnh viện, vì đồ ăn không sang, không ngon như ở ngoài, vì vào viện tù túng, không được đi chơi…
Áp lực là vậy, nhưng Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp luôn động viên, dặn dò các bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh là không được phép ốm. Bệnh viện bố trí ba vòng chăm sóc người bệnh. Các điều dưỡng chia bốn tua trực, mỗi tua có ba người và có một người được phân công chăm sóc ở vòng trong cùng cho người bệnh.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương được xuất viện. Ảnh: Phương Anh
Niềm vui khi bệnh nhân khỏi bệnh
Thật may, bệnh nhân rất tuân thủ điều trị và phối hợp tốt với các y, bác sĩ. Hằng ngày, các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc vòng trong cùng sẽ gặp gỡ bệnh nhân, trao đổi về tình trạng bệnh, giúp họ hiểu hơn về sự tiến triển trong sức khỏe cũng như động viên tinh thần người bệnh.
“Dù khó khăn còn đó, dù vất vả ra sao nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh, khỏi bệnh là ông và đồng nghiệp lại cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng”, Bác sĩ Cấp trải lòng.
Chuyên gia chống dịch cũng cho biết, để chống dịch thành công không chỉ có các nhân viên y tế - những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà còn là tổng hòa của sự nỗ lực của toàn thể nhân viên bệnh viện, của đội ngũ bảo vệ, nhân viên vệ sinh…
Nhiều y, bác sĩ làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ tại cơ quan để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Ðội ngũ y, bác sĩ từ tuyến Trung ương đến địa phương đang ngày đêm căng mình, dồn sức chống dịch ở các “điểm nóng” có bệnh nhân mắc Covid-19.
Ðoàn công tác của Bộ Y tế thời gian qua cũng đã đến tỉnh Vĩnh Phúc, cùng ăn, cùng ở, cùng chống dịch Covid-19. Xã Sơn Lôi của huyện Bình Xuyên là tâm dịch, toàn xã có 10.600 người dân thuộc sáu thôn đã được ngành y tế lập danh sách đến từng hộ, đo thân nhiệt và kiểm tra tình trạng sức khỏe mỗi ngày.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế “cắm chốt” tại huyện Bình Xuyên, do Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương làm Tổ trưởng, bắt đầu làm việc từ ngày 12/2 đến nay, thiết lập văn phòng làm việc tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện. Tổ công tác chia các nhóm dự phòng, môi trường, điều trị, theo phương châm “cầm tay chỉ việc” đến cán bộ y tế các cấp.
Hơn 150 cán bộ y tế cũng đã được Sở Y tế Vĩnh Phúc tăng cường cho các xã trọng điểm huyện Bình Xuyên. Tại mỗi điểm chốt chặn hiện nay có 8 y, bác sĩ trực 24/24 giờ, phối hợp với lực lượng công an, quân sự, cán bộ địa phương làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe người dân, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã tới các cấp chính quyền để kịp thời xử trí.
Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của ngành Y tế, Việt Nam đã có được những tín hiệu vui trong việc phòng, chống dịch. Đến nay 16/16 ca bệnh Covid-19 đã âm tính, cả 16 ca đã được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Mặc dù chưa có thuốc đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid -19 và được WHO đánh giá, ghi nhận.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay sẽ đặc biệt hơn mọi năm vì dịch Covid -19 dù đang được kiểm soát tốt nhưng các “chiến sĩ áo trắng” vẫn phải hy sinh, nỗ lực không ngừng vì sức khỏe, hạnh phúc của người dân.
Tôi tin chắc rằng, ai ai cũng muốn dịch bệnh qua nhanh để mọi người trở lại cuộc sống thường nhật, và các thầy thuốc được nghỉ ngơi sau những ngày căng thẳng đối mặt với Covid-19. Chúng tôi xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các “chiến sĩ áo trắng” nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang