Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/02/2011 - 23:15
(Thanh tra)- Lễ hội là hoạt động văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội giúp con người tưởng nhớ về nguồn cội, hướng đến những điều thiện, tốt lành, an vui, sung túc.
Việt Nam được biết đến là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Theo thống kê, hiện cả nước ta có khoảng gần 8.000 lễ hội; trong đó có trên 7.000 lễ hội dân gian, trên 300 lễ hội lịch sử, trên 500 lễ hội tôn giáo, còn lại là lễ hội khác… Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Theo xu hướng, lễ hội năm sau thường được tổ chức hoành tráng, trang trọng và tầm cỡ hơn năm trước.
Thực tế cho thấy, bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn của lễ hội thì còn có không ít những hạn chế, tiêu cực trong việc tổ chức lễ hội ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận. Ðó là tình trạng buông lỏng quản lý và thương mại hóa lễ hội vẫn tiếp diễn, nhiều sai phạm trong hoạt động lễ hội chưa được xử lý triệt để, làm phiền lòng du khách thập phương. Ở nhiều lễ hội, trong đó có cả những lễ hội mang tầm quốc gia vẫn xảy ra tình trạng ép khách trong các dịch vụ. Trong đó phải kể đến việc nâng giá trông giữ xe cao gấp ba, bốn lần quy định. Giá vé trông ô tô nếu không thoả thuận trước, khách phải trả tới 150 - 200 nghìn đồng/xe; còn giá vé trông xe máy cũng “bị hét” tới 30 - 40.000 đồng/xe. Các dịch vụ khác giá cũng tăng mạnh. Cùng với đó, ở không ít lễ hội vẫn tồn tại các tệ nạn mê tín dị đoan, bói toán, đốt vàng mã tràn lan lãng phí, làm mất đi vẻ đẹp văn hóa thuần khiết và ý nghĩa tâm linh thiêng liêng của lễ hội. Trong khi đó, ở không ít nơi, chính quyền và ban tổ chức lễ hội ở địa phương dường như buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Nhằm bảo đảm cho một mùa lễ hội an toàn, lành mạnh, giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của hoạt động văn hoá, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt "tiền giọt dầu" tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ... Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, phủ Dầy, hội Lim, đền Hùng, đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)... UBND các tỉnh, TP phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.
Và, để không “nhân rộng” các lễ hội có tính thương mại, có hình ảnh phản cảm, thiết nghĩ, các cơ quan truyền thông đại chúng cũng cần tính toán việc đăng, phát tin bài với thời lượng hợp lý. Trong đó, công tác tuyên truyền cần tập trung chủ yếu để phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động lễ hội, cùng với những nghĩa cử cao đẹp trong lễ hội, cũng như biểu dương kịp thời những địa phương tổ chức lễ hội chu đáo, an toàn, nhân văn.
Yến Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân