Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/06/2011 - 08:49
(Thanh tra)- Tôi đến Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ vào một ngày hè tháng 6. Giữa cái nóng 370C, các học viên nơi đây vẫn hăng say sản xuất. Họ cố gắng lao động để quên đi “cơn đói thuốc” và cũng để chuộc lại những sai lầm trong quá khứ.
Các học viên lao động tại xưởng gỗ
Anh Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ cho biết, trung tâm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, được thành lập từ năm 1993 với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho các đối tượng nghiện ma túy, đồng thời giáo dục cải tạo cho các đối tượng gái mại dâm. Hiện, trung tâm đang quản lý 532 đối tượng, chủ yếu là đối tượng thuộc diện bắt buộc, trong đó có 14 nữ và 518 nam.
Mỗi một học viên vào đây cai nghiện đều phải trải qua 3 tháng đầu điều trị cắt cơn. Theo anh Hùng, đây là thời gian khó khăn nhất đối với học viên khi bước vào trung tâm. Vì vậy, các học viên được sắp xếp ở trong khu y tế, để các y, bác sĩ kịp thời chăm sóc mỗi khi học viên lên cơn, hoặc có vấn đề về sức khỏe. Sau 3 tháng điều trị, học viên được phân công về các tổ, đội sản xuất, tùy theo khả năng, sức khỏe của từng người. Tại đây, các học viên được tham gia lao động sản xuất như: Sản xuất gạch tại công trường, trồng và chăm sóc chè, sắn; chăn nuôi lợn, nuôi cá… “Năng suất lao động không cao, do tình trạng sức khỏe của các học viên không được tốt, chính vì vậy nguồn thu từ lao động sản xuất chủ yếu được đưa vào cải thiện đời sống cho các học viên. Mỗi một học viên vào đây được trợ cấp hàng tháng 240 nghìn đồng tiền ăn”, anh Hùng nói.
Đối với từng đối tượng học viên, các thầy cô ở đây phải có những cách tiếp cận và giáo dục khác nhau. Anh Dũng, một cán bộ của trung tâm cho biết: “Các học viên vào đây vẫn có đầy đủ quyền công dân, chính vì vậy chỉ cần một thái độ không đúng mực của cán bộ là học viên sẽ phản ứng lại ngay. Trong quá trình tiếp xúc với học viên, chúng tôi phải hết sức tế nhị và khéo léo. Đến với các em bằng tình cảm chân thành của mình, có như vậy các em mới nghe theo”.
Thành công lớn nhất mà giáo viên nhận được chính là sự thành công mà học viên đạt được sau thời gian cai nghiện tại trung tâm, trở về hòa nhập với xã hội. Một cán bộ khoe với tôi rằng: “Hôm trước, vừa có một em về thăm trường. Giờ em ấy thành đạt lắm, từ bỏ được ma túy, tu chí làm ăn, sắp mở công ty riêng rồi”.
Tuy nhiên, cũng có không ít học viên chỉ sau một thời gian ngắn trở về nhà đã phải quay lại trung tâm. Anh Hùng thừa nhận: “Tái nghiện không chỉ là vấn đề nhức nhối ở nước mình, mà trên toàn thế giới. Khi ở trường, học viên quyết tâm cao lắm, nhưng chỉ cần quay về mấy hôm, bị bạn bè lôi kéo là nhiều em lại sẵn sàng quay trở lại con đường nghiện ngập. Để học viên đoạn tuyệt hoàn toàn với ma túy, không chỉ có nhiệm vụ của riêng cán bộ trung tâm, mà cần phải có sự phối hợp từ phía gia đình và địa phương sau khi các em hoàn thành khóa học 24 tháng tại đây”.
532 học viên là 532 hoàn cảnh, cuộc đời khác nhau, nhưng tựu chung đều rất khó khăn. Tôi gặp Nguyễn Văn Tuấn, học viên của trung tâm khi anh vừa trở về phòng từ khu sản xuất. Khuôn mặt khắc khổ, đen đúa đã phần nào nói lên cuộc đời bất hạnh của anh. Sinh năm 1964, tại Việt Trì, Phú Thọ, anh Tuấn lập gia đình và đã có 3 cô con gái. Cuộc sống khó khăn, nghèo đói triền miên làm anh chán nản và lao theo con đường nghiện hút. 3 năm theo con đường hút chích, anh bị bắt khi đang thực hiện hành vi mua bán chất ma túy. 11 năm tù là kết cục mà anh nhận được cho những sai lầm của mình gây ra. Ở trong tù, anh cố gắng cải tạo để sớm về với gia đình, về với vợ và các con. May mắn đã đến khi anh được đặc xá và ra tù trước thời hạn 4 năm. Niềm vui được tự do chưa dứt, một lần nữa anh phải chứng kiến cảnh gia đình ly tán. Vợ anh, sau vài năm chồng đi tù, đã bỏ lại con cái, để đi tìm cuộc sống riêng cho mình. Ba đứa con nhỏ, đứa ở với bà ngoại, đứa ở với bà nội. Tâm trạng buồn chán, không lối thoát, anh lại lao vào con đường nghiện hút. 1 năm sau khi ra tù, anh phải vào trung tâm để cai nghiện. Từ ngày vào đây, chưa một lần gia đình lên thăm nom anh Tuấn. “Một phần vì hoàn cảnh gia đình 2 bên quá nghèo, một phần vì gia đình vẫn còn giận và trách tôi”, anh Tuấn chua xót.
Tiếng kẻng báo giờ cơm trưa đã đến. Các học viên vội vàng trở về từ những khu sản xuất. Mồ hôi nhễ nhại, nhưng khuôn mặt ai cũng tươi cười. Tôi chợt nhớ đến những dòng chữ được ghi trên cổng vào Trung tâm: “Gian khổ hôm nay - Hạnh phúc ngày mai”.
Phương Nhung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu
TC
PV
Cảnh Nhật
Thái Hải