Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ sáu, 13/12/2024 - 15:10
(Thanh tra) - Sáng nay 13/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu thảo luận tại hội trường, tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong khâu tổ chức thực hiện để đưa ra các giải pháp.
Đại biểu Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: PV
Vẫn còn những bất cập trong thu hút các dự án đầu tư
Theo đại biểu Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, để có mức tăng trưởng đứng thứ 2 cả nước, lĩnh vực công nghiệp đóng góp tới hơn 50%, điều này cho thấy kinh tế của tỉnh dựa nhiều vào công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây cơ cấu sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh chưa có nhiều thay đổi, vẫn là những sản phẩm truyền thống được mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, chưa thu hút được sản phẩm mới. Một số sản phẩm mới gia tăng không đáng kể. Đây là một trong những hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục để tạo xung lực cho sự phát triển.
Đại biểu cũng chỉ rõ: Tiến độ triển khai ở nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp có tiến triển, song vẫn còn chậm, dẫn đến thiếu mặt bằng để thu hút các dự án đầu tư. Vấn đề này đã được tỉnh, ngành chức năng nhận diện rõ và đã có sự chỉ đạo, nhưng kết quả đạt được chưa như kỳ vọng.
Điều này cho thấy, những tiền đề và điều kiện để phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một tỉnh công nghiệp vẫn còn hạn chế, bấp cập, cần sớm được tháo gỡ.
Thiếu giáo viên cục bộ ở các huyện miền núi
Đại biểu Hà Thị Hương, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa kiến nghị các sở, ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét ban hành chính sách khuyến khích, thu hút giáo viên và người lao động công tác tại các huyện miền núi cao, vùng dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhất là tại địa bàn các huyện miền núi không còn xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn). Từ đó góp phần thu hút nguồn nhân lực, khuyến khích người lao động yên tâm công tác gắn bó lâu dài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đại biểu, triển khai Quyết định 861/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm sâu, tuy nhiên điều kiện kinh tế - xã hội nói chung ở những xã này chưa có nhiều thay đổi.
Ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn đồng nghĩa cán bộ, giáo viên công tác tại những xã này không còn được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập. Nhiều cán bộ, giáo viên công tác lâu năm đã xin chuyển công tác về miền xuôi, thậm chí có giáo viên xin ra khỏi ngành. Thực trạng này đã dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các huyện miền núi trong năm học 2024-2025.
Đại biểu Hà Thị Hương nhấn mạnh: “Được tỉnh chấp thuận, vừa rồi nhiều huyện miền núi đã thông báo tuyển dụng giáo viên. Tuy nhiên, nhiều vị trí giáo viên đặc thù (Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học) không có đủ hồ sơ dự tuyển”. Như tại huyện Thường Xuân hiện còn thiếu khoảng 80 giáo viên so với định biên.
Tại huyện Lang Chánh mới đây tiến hành tuyển dụng biên chế giáo viên nhưng thống kê sơ bộ thì 5 vị trí giáo viên đặc thù không có hồ sơ dự tuyển. Tương tự, sau đợt tuyển dụng vừa qua, huyện Quan Sơn có 7 vị trí giáo giáo viên đặc thù không thu được hồ sơ.
Cần thanh tra, kiểm soát đối tượng được mua nhà ở xã hội
Thảo luận tại kỳ họp, đại biểu Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh dẫn số liệu: Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 dự án xây dựng nhà ở xã hội đã được cấp phép xây dựng, khởi công xây dựng, với số lượng khoảng 8.748 căn hộ; trong đó, đã đưa vào sử dụng 2.197 căn.
Để tạo điều kiện cho người dân sớm tiếp cận được với nhà ở xã hội, đại biểu đề nghị cần có cơ chế, nguồn lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đoàn viên, hội viên, người dân biết về các dự án nhà ở xã hội đang xây dựng và mở bán.
Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cần sớm cân đối nguồn địa phương (bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội) để các đối tượng đủ điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội.
Cơ quan chức năng cần tổ chức thanh tra, kiểm tra, khảo sát đối tượng mua nhà ở xã hội nhằm đảm bảo đúng đối tượng; xác định giá và các chính sách ưu đãi hỗ trợ người lao động (nếu có) đã phù hợp với thu nhập của người lao động hay chưa.
Đại biểu nhấn mạnh: Nếu làm tốt hạ tầng kỹ thuật sẽ thu hút được doanh nghiệp và nếu đầu tư được hạ tầng nhà ở xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp để người lao động yên tâm cống hiến thì sẽ thu hút được lực lượng lao động về làm việc tại tỉnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay 13/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu thảo luận tại hội trường, tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong khâu tổ chức thực hiện để đưa ra các giải pháp.
Văn Thanh
15:10 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng 13/12, Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu sôi nổi thảo luận tại hội trường.
Văn Thanh
12:21 13/12/2024Trọng Tài
19:20 12/12/2024Văn Thanh
18:47 12/12/2024Thu Huyền
15:59 12/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng