Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lợi nhuận & thương hiệu

Chủ nhật, 16/09/2012 - 10:40

(Thanh tra) - Không chỉ giáo dục phổ thông, ngay cả bậc ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL), các yếu tố phi lợi nhuận của các trường cũng khá mù mờ. Trong vòng chưa tới 2 năm, hàng loạt các trường ĐH-CĐ dân lập và tư thục đã bị Bộ GD&ĐT dừng tuyển sinh. Những bất cập về cơ chế hoạt động, đội ngũ, cơ sở vật chất, các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cũng được phơi bày. Tiền thì thu nhiều, nhưng quyền lợi thụ hưởng của người học chẳng được bao nhiêu…

Dù mang danh là ĐH Quốc tế với mức học phí cao nhưng cơ sở vật chất phục vụ sinh viên của ĐH Hồng Bàng lại quá thiếu thốn, nghèo nàn

Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc…

TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số trường ĐH-CĐ dân lập, tư thục nhiều nhất nước. Tuy nhiên, theo nhận xét của một GS: Giáo dục ĐH NCL đang đi vào giai đoạn “quá độ”. Sự quá độ này không chỉ bởi những bất cập trong bộ máy quản lý, điều hành của một số trường, mà còn đến từ chính cách làm giáo dục quá nặng tính kinh tế hiện nay của nhiều người.

Ngay sau sự việc trường ĐHDL Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, CĐ Công nghệ Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh bị dừng tuyển sinh một năm vì những lùm xùm trong tranh giành quyền lợi, cùng những “lỗ hổng” quá lớn trong đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT phải thực hiện biện pháp mạnh trong việc dừng tuyển sinh thêm hai trường cùng một số ngành tại các trường ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Chu Văn An vì vi phạm các quy chế đào tạo và tuyển sinh.

Bốn trong năm trường ĐH vừa bị Bộ chủ quản dừng tuyển sinh vẫn đang hoạt động với cơ sở thuê. Trong đó, ĐH Văn Hiến dù khi thành lập năm 1999, đã cam kết sớm đồng bộ hóa đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhưng đến giờ vẫn chưa thể có một quỹ đất cho riêng mình dù tỷ suất lợi nhuận của trường là không nhỏ. Điều này cho thấy, những hạn chế mang tính cố hữu của các trường ĐH NCL về điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giảng viên thiếu hụt, vẫn chưa có lối thoát bởi chính tư duy và cách làm giáo dục của một số người.

ĐH Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh trước khi bị dừng tuyển sinh là một trong số ít trường có mức thu học phí tương đối cao. Nguồn học phí hàng năm của trường lên tới gần 50 tỷ đồng, nhưng theo báo cáo, chi phí chi cho tái đầu tư cơ sở vật chất lại chưa đến 30% (chủ yếu trả tiền thuê mướn mặt bằng), chi hàng năm lên tới hơn 40 tỷ đồng. Dù có nguồn thu lớn như thế, nhưng trường sau 16 năm hoạt động, ngoài một miếng đất bé “hộp diêm” trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, còn lại 3 cơ sở đều là thuê. Đội ngũ giảng viên cơ hữu chỉ khoảng 400 người (50%), thiếu khá nhiều so với chỉ tiêu trên đầu sinh viên.

Tương tự, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, một trường có mức thu học phí “đỉnh” nhất trong các trường NCL, đến nay ngoài một cơ sở chính (đất sở hữu) không lớn trên đường Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, thì các cơ sở còn lại rải khắp nơi đều đang hoạt động dưới dạng đi thuê. Dù có nguồn thu khổng lồ từ học phí và phí (dao động từ 11 - 17 triệu đồng/năm/sinh viên) nhưng qua khảo sát thực tế, các giảng đường hiện nay của ĐH Hồng Bàng tại các địa điểm đang thuê (4 cơ sở) khá tồi tàn. Dù mang danh là ĐH Quốc tế nhưng phòng ốc, trang thiết bị phục vụ sinh viên nghiên cứu khoa lại quá nghèo nàn thiếu thốn, không tương xứng với mức học phí của sinh viên theo học tại đây.

Theo tìm hiểu, nhiều trường không phải do thiếu tiền đầu tư cơ sở vật chất. Trên thực tế, tổng số vốn hoạt động của các trường tăng đều đặn hàng năm, trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận của một vài trường tăng cao nhất với mức 1,8 lần trong 3 năm. Nhiều trường sau thời gian ngắn hoạt động, đã có tích luỹ nhưng không đưa vào đầu tư, mà gửi ngân hàng để thu lãi. Trong khi đó, quy mô tuyển sinh mỗi năm đều tăng, số lượng sinh viên ngày càng nhiều, nhưng cơ sở vật chất, trường lớp thì vẫn không được đầu tư tương xứng.

… Kinh doanh giáo dục (?)

Theo quy chế ĐHDL, nguồn thu của trường bao gồm: Nguồn thu tại trường (học phí, lệ phí, giá trị hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý tài sản…); vốn góp của các tổ chức cá nhân (nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường; nguồn tài trợ, viện trợ, quà tặng; vốn vay… Tuy nhiên, đa số các trường NCL được thành lập với  số vốn đầu tư ít ỏi ban đầu, sau khi tuyển sinh thì dựa hẳn vào nguồn thu học phí và lấy nguồn thu này nuôi hoạt động cả bộ máy.

Trong đó, điều đáng bàn nhất chính là, dù có nguồn thu hàng năm cực lớn, nhưng mức chi thực tế cho mỗi sinh viên lại rất thấp. Phó hiệu trưởng một trường ĐH phân tích: Với học phí bình quân 15 triệu đồng/năm/sinh viên, nhưng học phần hoặc tín chỉ được học của SV trong 4 năm (chưa tính cắt ngang, cắt dọc) khoảng 100 - 120 tín chỉ. Chi phí đào tạo một sinh viên như vậy là rất thấp, chưa quá 20 triệu đồng. Với mức chi này, khả năng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH NCL là hết sức khó khăn.

Con số nhẩm tính trên cho thấy, ngoài việc chăm làm kinh tế (bằng thu học phí, các loại phí) các trường ĐH NCL  không mấy mặn mà trong tích lũy và tái đầu tư cho cơ sở vật chất.

Quy chế trường ĐHDL ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Một trong những điều kiện và thủ tục thành lập trường ĐHDL là bản cam kết trong vòng 10 năm trường đó phải xây dựng được cơ sở trường tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh, ngoài ĐH Văn Lang, ĐHDL KT&CN, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Mở thực hiện được tiêu chí trên, các trường còn lại như ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, ĐH Hồng Bàng… đã hoạt động trên 10 năm, nhưng cơ sở vẫn là thuê mướn, sinh viên nhiều khoa phải chen nhau… học gộp. Điều này chỉ có thể lý giải, các trường đã vì lợi nhuận mà phớt lờ quy định trên (?).

Mới đây, phát biểu tại một hội thảo về các vấn đề trường ĐH NCL, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH NCL, GS. Trần Hồng Quân đã thẳng thắn thừa nhận: Hiện nay, có nhiều trường ĐH NCL chất lượng yếu, vi phạm quy chế dẫn đến làm lu mờ thương hiệu. Với sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH đa dạng như hiện nay, thí sinh tất yếu có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu các trường ĐH NCL quá phụ thuộc vào áp lực học phí và bỏ ngỏ chất lượng đào tạo, sẽ dẫn đến không thu hút nổi thí sinh, khó cạnh tranh với các trường ĐH công lập.

GS. Trần Hồng Quân còn cho rằng: Trước khi đòi hỏi sự “đối xử” công bằng từ Nhà nước, thì các trường ĐH NCL cần có cuộc cách mạng về chất lượng đào tạo và bình ổn học phí. Đó cũng là giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa các ĐH công lập và NCL.

Anh Nguyễn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm