Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 13/02/2012 - 19:39
(Thanh tra) - Qua ba lần “sốt giá” nhà đất 1991 - 1993, 2001 - 2003, 2007 - 2008, giá nhà đất đã tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm kể từ 1990. Chính điều này đã làm cho giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập trung bình năm của người lao động, lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các các nước chậm phát triển. Nhu cầu nhà ở của người nghèo vì vậy khó khăn hơn.
Người lao động có thể tiết kiệm được 30% thu nhập, thì sau 75 năm làm việc mới dám nghĩ tới mua nhà ở cho mình_Ảnh tư liệu
Nhu cầu
Theo số liệu về nhà ở năm 2009 của Bộ Xây dựng, tại đô thị có 4.750 hộ không có nhà ở; tại nông thôn có 7.897 hộ. Số liệu điều tra về hộ gia đình và nhà ở của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, hiện vẫn có tới 1,6 triệu chỗ ở tạm bợ, tại đô thị có đến 0,5 triệu căn hộ nhỏ hơn 15m2, và 1,5 triệu căn nhà đơn sơ tại nông thôn.
Bộ Xây dựng còn cho hay, tổng số người có thu nhập thấp tại đô thị hiện nay là 5,8 triệu người trên phạm vi cả nước, cần tới 70 triệu m2 nhà ở; dự báo đến năm 2020, con số này lên tới 6,5 triệu người và cần tới 117 triệu m2 nhà ở. Tất cả dữ liệu này đang cho thấy, nhu cầu về nhà ở với người lao động, người có thu nhập thấp đang là bức xúc có thật. Tuy nhiên, với những đối tượng này, không phải ai cũng thực hiện được ước mơ của mình từ thu nhập thực hiện tại.
Giá nhà ở Việt Nam không hề thân thiện với mức thu nhập của người lao động bình thường. Đây cũng là nhận định chung nhất của giới quan sát và các chuyên gia về lĩnh vực này. Theo đánh giá của GSTS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên thị trường, lâu nay nhà đầu tư dự án nhà ở bị giới đầu cơ cuốn hút, họ lao vào khu vực nhà ở cao cấp để có siêu lợi nhuận từ “sốt giá”.
Thực tế cũng cho thấy, qua ba lần “sốt giá” nhà đất 1991 - 1993, 2001 - 2003, 2007 - 2008 đã làm cho giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm kể từ 1990. Chính điều này đã làm cho giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập trung bình năm của người lao động, lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các các nước chậm phát triển.
Cứ cho rằng, người lao động có thể tiết kiệm được 30% thu nhập để mua nhà ở, thì sau 75 năm làm việc mới dám nghĩ tới mua nhà ở cho mình. Như vậy, hầu hết người lao động có tuổi thọ rất cao mới dám nghĩ tới nhà ở vào lúc “nhắm mắt xuôi tay”.
“Giá nhà đất cao nhất ở Việt Nam đang “vi vu” trên đỉnh của thế giới, nhưng thu nhập trung bình của lao động Việt Nam vẫn ở nhóm thấp trên thế giới”, GSTS. Đặng Hùng Võ nói.
Chiến lược
Ngay trước thềm năm mới này, Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng đã mang một thông điệp “thắp sáng” cho hy vọng của người nghèo. Ông cho biết, mong muốn nhiều nhất là năm 2012 và các năm tới phát triển mạnh nhà ở xã hội. Dù còn nhiều khó khăn nhưng phát triển nhà ở cần được đẩy mạnh.
Bộ và những người làm xây dựng rất mong muốn chiến lược phát triển nhà ở sẽ được sự vào cuộc của chính quyền, doanhh nghiệp, người dân. Việc phát triển nhà ở đã khó, nay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo còn khó hơn.
Bộ Xây dựng sẽ làm hết sức mình, hết trách nhiệm được giao, xây dựng các chính sách để nhà ở xã hội được phát triển ngày càng nhiều hơn và đáp ứng tốt hơn những mong muốn của những người đang gặp khó khăn về nhà ở.
Trở lại với Chiến lược phát triển nhà quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, nhiều chuyên gia cho rằng, hướng đi của chính sách phát triển nhà ở đã đứng trên 2 chân: Bằng thị trường cho người có tiền, và bằng hỗ trợ của Nhà nước cho người khó khăn. Chủ trương chung đã thắp lên hy vọng nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo.
Nhà nước có chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở, nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Mục tiêu của Chiến lược đặt ra rất cụ thể trong 5 năm tới: Phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị, hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình nghèo tại nông thôn cải thiện nhà ở, giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống dưới 5%; tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 20% tổng quỹ nhà ở để phục vụ cho người có thu nhập thấp.
Trong 5 năm tiếp theo, Chiến lược đặt ra mục tiêu: 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại đô thị và hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình nghèo tại nông thôn cải thiện nhà ở, xóa hết nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn quốc; tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở.
Theo GSTS. Đặng Hùng Võ, chương trình hành động như vậy cũng làm cho hy vọng nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo sớm thành hiện thực…
Với chiến lược này, khi nào người dân sẽ có nhà để ở?
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, phát triển nhà ở là chiến lược dài hạn, không thể trong một sớm, một chiều. Bởi đơn cử xây một ngôi nhà ít nhất cũng mất thời gian vài tháng hay vài năm. Chỉ trong vòng một năm, chạm vào một cái gì đó ngay thì rất khó. Nhưng người dân có quyền hy vọng vào sự phát triển nhà ở xã hội mà chiến lược đã đề ra.
Bởi theo chiến lược, nhà đầu tư kinh doanh bất động sản ngoài việc phát triển nhà ở thương mại, phải chú trọng cả nhà ở xã hội. Có thể bắt buộc nhưng không dùng mệnh lệnh hành chính, mà dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế. Tức là nếu anh muốn làm nhà ở thương mại thì phải xây nhà ở xã hội làm sao để đảm bảo doanh nghiệp vẫn có lãi, mà vẫn có trách nhiệm với Nhà nước.
Thụy Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình