Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Lương
Thứ bảy, 13/07/2024 - 22:10
(Thanh tra) - Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về hòa bình ở Đông Dương kết thúc với Hiệp định Đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; lần đầu tiên, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước công nhận và cam kết tôn trọng.
Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954)
Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế đa phương lớn hội tụ sự tham dự của các cường quốc trên thế giới. Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta, mở ra cục diện chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam nhằm thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Qua đó, không chỉ khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và yêu chuộng hòa bình, mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc hòa hiếu có bề dày hàng nghìn năm văn hiến với ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong giai đoạn 1945-1954, cuộc kháng chiến cứu nước của Nhân dân ta đã lập nên nhiều chiến công trên các chiến trường trong cả nước. Trong cuộc đấu tranh ngoại giao hào hùng ấy cũng ghi nhận nhiều thành tựu được đánh dấu bằng các bản hiệp định: Hiệp định sơ bộ năm 1946 và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam.
Với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam bước vào đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ với vị thế “người chiến thắng”.
Hội nghị Giơ-ne-vơ được khai mạc ngày 8/5/1954 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) và bắt đầu giải quyết các vấn đề ở Đông Dương.
Mở đầu hội nghị, các bên tham gia bao gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc. Thảo luận về tình hình Đông Dương và thiết lập cơ chế đối thoại. Tại đó, Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu rõ lập trường vì độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Các bên bước vào thảo luận và đàm phán chính thức về việc ngừng bắn và phân giới tạm thời; Pháp đồng ý rút quân và phân giới tại vĩ tuyến 17; Thỏa thuận về tổng tuyển cử tự do trong vòng 2 năm nhằm thống nhất đất nước. Các bên chính thức ký các văn bản Hiệp định; quy định cụ thể về ngừng bắn, trao trả tù binh và quản lý các khu vực 2 bên giới tuyến tạm thời.
Như vậy là trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về hòa bình ở Đông Dương kết thúc với 3 Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; một bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị; hai bản tuyên bố riêng của Đoàn Mỹ và Pháp và công hàm trao đổi giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Pháp.
Lần đầu tiên, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước công nhận và cam kết tôn trọng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam