Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/05/2013 - 11:45
Dự án ứng dụng điện mặt trời do Ủy ban Dân tộc làm chủ đầu tư tiêu tốn gần 8 triệu euro nhưng có công trình làm xong thì bị bỏ hoang, không giúp ích cho người dân vùng khó khăn. Thực trạng này xảy ra ở một số xã thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi).
Trạm thu năng lượng mặt trời ở xã Tra Ka (Bắc Trà My, Quảng Nam) bị bỏ hoang - Ảnh: Tấn Vũ
>> Kỳ 1: Lật tẩy một bản báo cáo đẹp
Dù được khuyến cáo nhưng nhiều công trình trạm nạp điện bằng năng lượng mặt trời vẫn được đầu tư. Nay hàng loạt công trình này thuộc dự án ứng dụng điện mặt trời ở các xã vùng sâu, vùng xa của một số xã tỉnh Quảng Nam chỉ để cho... bò trú ẩn.
Trạm nạp điện ăcquy để... bò dạo
Xã Trà Ka (Bắc Trà My) là xã xa nhất của huyện, có rất nhiều đồng bào người Cor, người Ca Dong. Năm 2010, một trạm nạp điện bằng năng lượng mặt trời có công suất 600W được xây dựng tại đây. Để tiện cho người sử dụng, vị trí được chọn là sát trụ sở UBND xã. Tuy nhiên, hơn năm qua công trình này vẫn còn dang dở, ngổn ngang.
Ngôi nhà làm trạm nạp điện có diện tích khoảng 10m2, cửa tôn, quét vôi màu vàng vẫn còn nguyên. Trên mái, hai tấm thu năng lượng mặt trời được lắp nghiêng để hứng nắng. Bên trong ngôi nhà nồng nặc mùi phân bò, dây điện chằng chịt, những cái kẹp ăcquy hoen gỉ chuyển sang màu trắng như muối. Trước nhà, hàng chục con bò đang gặm cỏ.
Ông Nguyễn Ngọc Hoàng, phó trưởng Công an xã Trà Ka, nói: “Họ đến xây dựng rồi đi biệt. Tiền xây trạm để giúp dân nghèo còn tốt hơn!”. Ông Hoàng thắc mắc không hiểu vì lý do gì trong khi điện lưới quốc gia đã có mà người ta vẫn đầu tư trạm sạc bằng năng lượng mặt trời nơi này.
Ngay dưới chân công trình đập thủy điện Sông Tranh 2, hai xã Trà Đốc và Trà Tân cũng đã có điện lưới quốc gia từ lâu nhưng nhiều trạm sạc năng lượng vẫn được dựng lên. Ông Hồ Văn Lợi, chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết xã có ba trạm sạc năng lượng mặt trời thì đến nay cả ba đều xuống cấp, điện mù mờ. Riêng tại trạm y tế xã, hệ thống điện mặt trời không còn dùng được nữa.
Đề cập việc đầu tư hàng loạt công trình không hiệu quả, ông Phan Mạnh, trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Bắc Trà My, nói thẳng: “Tôi thấy họ làm vậy mà quyết toán được tiền bạc thì quá giỏi. Cái hỏng hóc, cái dở dang, làm xong chẳng bàn giao cho ai quản lý nhưng cuối cùng cũng qua hết”. Theo ông Mạnh, lúc Ủy ban Dân tộc đến đặt vấn đề với chính quyền huyện, ông đã cảnh báo và gợi ý nên dùng tiền xây trạm sạc chuyển qua làm trạm hạ thế cho người dân thì hay hơn. “Nhưng họ đâu có nghe vì đó là dự án. Rốt cuộc là tiền tỉ bỏ hoang” - ông Mạnh phàn nàn. Ông Mạnh còn nói sau khi xây dựng xong, các trạm này không bàn giao cho chính quyền địa phương, chủ đầu tư thì đi biệt.
Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My Lê Anh Tuấn cũng lắc đầu khi nói về dự án điện năng lượng mặt trời: “Khi đó người của dự án đến đòi mượn xe huyện, rồi nhà ở trọ... Tôi nói huyện nghèo, cho dự án là quý nhưng các anh đừng nghĩ trung ương thì ép địa phương. Cuối cùng tỉnh điện xuống tôi đành chịu”. Ông Tuấn cho rằng một huyện nghèo như Bắc Trà My, tất cả các dự án về với địa phương đều quý. Nhưng hãy đến với người dân bằng tấm lòng thật sự, đừng đến kiểu dự án làm cho có.
Không ai hướng dẫn sử dụng
Hai năm trước, năm xã miền núi của huyện Trà Bồng được Ủy ban Dân tộc chọn đầu tư dự án điện mặt trời. Nhưng những bất cập về địa điểm lắp đặt, công tác vận hành, bảo dưỡng đã khiến dự án không phát huy hiệu quả như mong muốn của người dân địa phương.
Ngày 11/5, lãnh đạo xã Trà Thủy cho biết những vùng có điện mà đầu tư pin năng lượng mặt trời thì người dân không dùng. Trong sáu điểm đặt các thiết bị dự án, chỉ có một thôn là được người dân sử dụng vì thôn này chưa có điện lưới. Cạnh đó, trạm thu phát vệ tinh cũng chẳng biết làm sao để thu phát tín hiệu. Tại điểm nạp năng lượng để cho dân sạc bình ăcquy, dân cũng không dùng vì nhà nào cũng có điện lưới. Vị lãnh đạo này kể thêm chủ đầu tư cho biết khi hoàn thành sẽ chuyển giao công nghệ, nhưng họ có chuyển giao gì đâu. “Những bất cập đó xã đã có kiến nghị với đoàn khảo sát, xã không có nhu cầu nên chuyển đầu tư cho xã khác. Nhưng họ bảo được đầu tư thì cứ thế mà dùng” - vị này nói.
Chủ tịch UBND xã Trà Bùi Hồ Văn Phú cho rằng thực trạng dự án này hiệu quả không cao. Hiện có hai điểm là Nhà văn hóa cộng đồng thôn Tang (dùng sạc bình ăcquy) và trạm y tế còn được sử dụng, bốn điểm còn lại, nhất là trụ ăngten thu phát tại trụ sở UBND xã, không vận hành được, chủ tịch xã cũng không biết làm thế nào. Theo ông Phú, từ khi dự án xây dựng xong thì bỏ đấy, chẳng thấy đơn vị nào bàn giao hay hướng dẫn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và quản lý.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, phó chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, nói dự án triển khai ở năm xã Trà Thủy, Trà Giang, Trà Bùi, Trà Sơn và Trà Hiệp. Khi được triển khai, huyện chỉ phối hợp khảo sát và bố trí địa điểm dự án. Còn việc thi công, giám sát, nghiệm thu và bàn giao ban quản lý dự án trực tiếp với các xã, huyện không rõ lắm về hiệu quả. “Đúng ra theo quy trình, khi nghiệm thu phải có huyện tham gia. Nhưng chủ đầu tư về là đi thẳng xuống xã” - ông phó chủ tịch huyện nói thêm.
Ông Bắc còn cho biết việc lựa chọn địa điểm để đặt các thiết bị cũng chưa được khách quan, một số xã ở gần tỉnh lộ, gần lưới điện vẫn được chọn, trong khi các xã xa hơn thì không có. “Khi ghi vốn cho dự án, Ủy ban Dân tộc ghi trực tiếp cho năm xã của huyện. Trên cho, còn chúng tôi cứ nhận” - ông Bắc nói.
(Tuổi trẻ)
(còn nữa)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân