Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ 2: Hạnh phúc từ những con chữ

Chủ nhật, 17/07/2011 - 15:58

(Thanh tra) - Dù là những người cha người mẹ chân chất, bình dị, không ngại khó, nhưng trong cuộc mưu sinh nơi đô thị có lúc cũng phải hơn thua, giành giật vì mục đích kiếm tiền. Bởi một lẽ đời đơn giản: Đeo đuổi con chữ ngoài ý chí không thôi là chưa đủ…

Bỏ quê lên phố

>>Kỳ 1: Còng lưng nuôi chữ cho con

Chân dung người nuôi chữ


Bếp lò củi bén lửa le lói, những đụn khói trắng ngùn ngụt bay lên, Kiều kề sát mặt vào bếp thổi phù phù mấy hơi rồi lui ra lấy tay dụi vào mắt. Vừa dụi mắt, Kiều nhoẻn miệng cười, ánh mắt tìm kiếm ở tôi sự chia sẻ để kể về đấng sinh thành. “Quê em ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, hơn mười năm trước mẹ em đã vào Sài Gòn bán hủ tiếu. Quê em nghèo lắm, làm sao nuôi tụi em ăn học được. Cách đây gần ba năm, khi em vào đây học thì ba em vào theo chạy xe ôm, hàng tháng gởi tiền về quê cho ngoại chăm hai em nhỏ.”

Kiều hiện là SV Trường Cao đẳng Bách Việt. Cả nhà trọ ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Sắp tới, em gái Kiều sẽ vào thi đại học, gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ đè lên đôi vai gầy guộc của ba mẹ vốn dĩ là dân lao động. Nơi đất khách quê người, nước sông gạo chợ, để lo cho các con ăn học, đôi vai gầy của ba mẹ Kiều càng gầy hơn.

Một ngày của gia đình Kiều bắt đầu từ 3h sáng. Cả nhà lục đục đun nấu, 5h sáng cô Hồng, mẹ của Kiều đẩy xe hủ tiếu ra khỏi xóm trọ, bắt đầu một ngày vất vả khi xóm trọ vẫn chìm trong giấc ngủ say nồng. Chú Châu, ba Kiều cũng bắt đầu ngày mới của một người chạy xe ôm. Riêng Kiều, dậy từ 3h, sau khi phụ mẹ đun nấu, khi mẹ đi bán, Kiều ra chợ lấy thịt thà, rau hành về chế biến, đến giờ thì đi học.

Một hình ảnh khác, hình ảnh người cha quê nghèo Quảng Ngãi qua lời kể của cô con gái Thu Quyên, cử nhân ngành Văn: “Khoảng 6 năm trước, khi chị hai em đậu đại học, ba em theo chị vào Sài Gòn. Thuê nhà trọ ở quận 9, ba em ngày làm thợ nề, đêm xuống chạy xe ôm. Rồi em đậu đại học, lại vào Sài Gòn học. Cơm áo gạo tiền, thân cha gánh nặng. Gồng gánh cuộc đời, gồng gánh cơm áo, gồng gánh cái chữ, cái tình cho con, một mình cha lo liệu không quản công xá. Vào Sài Gòn , ba vừa là cha vừa là mẹ lại vừa là người thân gần gũi nhất của hai chị em. Nhìn ba ngày càng gầy, da sạm nắng, chỉ mấy năm thôi mà tóc ba bạc nhiều, hai chị em thấy mà thương”.

Chị Thêu quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa một thân một mình vào Sài Gòn  làm ôsin để có tiền nuôi con ăn học. Anh Nguyễn Văn Tiệm, quận 9, TP. Hồ Chí Minh lại kể về chị Thêu, người phụ nữ làm ôsin cho nhà anh với tất cả lòng cảm phục và chia sẻ: Năm nay chị Thêu 38 tuổi, chồng chị bỏ đi theo vợ bé, để lại chị với ba con, đứa lớn nhất năm nay đang học lớp 11, đứa út mới mấy tuổi và bà mẹ già. Chị nhất quyết không để con thất học nên vào làm ôsin cho nhà tôi qua sự giới thiệu của người làng, bỏ lại ba con nhỏ ở với bà nội. Lương của chị 1 triệu đồng/tháng, chị không tiêu pha đồng nào hết. Đến ngày lãnh lương, chị gởi trọn số tiền ấy về quê cho con ăn học.

Công việc hàng ngày của chị rất nặng nhọc, phải giặt giũ áo quần cho cả gia đình, lo chợ búa cơm nước, nhà cửa. Đặc biệt, chị phải chăm cháu nhỏ, mới chỉ hơn 1 tuổi, con của thằng em của tôi. Đêm hôm cháu bé trở chứng là chị phải thức trắng đêm. Nhưng, đau nhất là mỗi lần cho cháu bú, chăm cháu ăn chị lại khóc vì nhớ con. Con của chị cũng chỉ lớn hơn cháu bé này vài tuổi lại phải xa mẹ, bố bỏ đi theo người khác.

Những lần con gọi điện vào chị chỉ biết khóc thầm, chị nghẹn nghào nghe tiếng con trẻ qua điện thoại. Xa con, nỗi nhớ quay quắt, công việc nặng nhọc, lắm lúc mấy đứa em trong nhà cư xử không đúng khiến chị cảm thấy bị sỉ nhục. Ấy vậy mà chị phải gánh chịu điều tiếng người làng ở quê. Bởi khi chị vào Sài Gòn làm ôsin, hàng tháng gởi tiền về nuôi con, người làng cứ nghĩ bị chồng bỏ theo vợ bé nên chị vào TP. Hồ Chí Minh làm “gái” kiếm tiền. Ngay cả người thân của chị nhiều người vẫn không tin chị đi làm ôsin, họ cứ nghĩ chị sa ngã, buông thả nên càng nhìn chị với ánh mắt miệt thị. Chị đau đớn, nhục nhã lắm nhưng  nghĩ đến ba đứa con nhỏ đang ăn học là chị lại có động lực vượt qua, những nhọc nhằn, vất vả, bao điều tiếng dị nghị”.

Cộng hưởng tình thương

Chiều xuống chầm chậm ở xóm trọ, vừa ngồi hóng mát ở cửa phòng, vừa chải tóc cho cô con gái, như một thói quen, cô Hồng vừa chải tóc vừa hát những câu hát ru như thuở Kiều còn bé. Giọng hát như lời tự thán, nghe nao nao, lòng buồn buồn, lãng đãng “Cha mẹ giàu thì con thong thả, cha mẹ nghèo con vất vả gian nan…”. Kiều buộc miệng “Mẹ ơi, mẹ ru sao mà buồn quá”.

Kiều tâm sự: “Ba mẹ em lớn tuổi rồi, mẹ càng gầy, ba em dạo này hay đau lắm. Lâu nay em vừa học vừa tranh thủ làm thêm. Em chạy bàn cho quán lẩu trên đường Kha Vạn Cân. Thời gian gần đây em phụ bán quán cơm ở gần nhà để kiếm thêm tiền phụ giúp ba mẹ”.

Với Thu Quyên, sau khi ra trường, để tiện đi làm nên Quyên chuyển về cùng người chị họ ở quận Bình Thạnh. Tuy vậy, cứ cuối tuần, Quyên lại về quận 9 với ba. Quyên tâm sự với ba rất nhiều việc, từ những vui buồn, vất vả trong công việc cho đến bạn bè, tình cảm.

Bây giờ thì đỡ rồi, chị hai đã ra trường. Vui nhất là hai chị em được về ăn cơm với ba, kể ba nghe đủ thứ chuyện. Rồi mấy cha con gọi điện về cho mẹ ở quê.

Phóng sự của Anh Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm