Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/01/2016 - 06:30
(Thanh tra)- Hội thảo “Tham vấn kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2016 - 2020” vừa được tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thật bất ngờ khi ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV công bố kết quả khảo sát 100 DN thì có tới 99 DN không mong muốn trở thành DN lớn. Nguyên nhân do đâu có hiện tượng lạ như vậy?
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp. Ảnh minh họa: KT/VOV
Hiện có hơn 50 vạn DNNVV chiếm 97,5% số lượng DN đang hoạt động trên cả nước. Đây là nhóm DN dễ “tổn thương” nhất trước các biến động về kinh tế, cụ thể số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động nhiều nhất trong các năm thuộc nhóm này. Đây là nhóm yếu đủ thứ, vốn tự có ít, đất đai ít... Trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay chưa đáp ứng đúng mong muốn của họ. 5 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, nhưng tác động vẫn còn hạn chế. DN cần sự hỗ trợ của Quỹ đầu tư mạo hiểm bởi vay tiền từ các ngân hàng rất khó, vì cần tài sản thế chấp.
Tại hội thảo, đại diện Bộ kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thắt chặt các quy chế cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro, do vậy Bộ đang xây dựng hành lang pháp lý để Quỹ đầu tư mạo hiểm cung ứng vốn cho DNNVV. Cũng tại hội thảo, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng tình với ý kiến thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng lại tỏ ra nghi ngờ về khả năng huy động tiền từ đâu. Ai mạo hiểm đầu tư tiền vào quỹ này khi quỹ cho vay mà không có thế chấp. Cha ông ta có câu “Nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu”, băn khoăn này cũng là đúng. Nhưng nhìn ra thế giới: Ở các nước phát triển, cộng đồng DN tư nhân rất mạnh nên hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm rất hiệu quả, xứng đáng làm vai trò “bà đỡ” cho DN. Còn ở Việt Nam “cái khó bó cái khôn”, lấy đâu ra tiền để lập quỹ và hoạt động của quỹ liệu có mạo hiểm khi chỉ dựa vào tín chấp?
Thời gian qua, DNNVV chủ yếu tự “bơi” và “tay không bắt giặc”. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn sự hỗ trợ của chính sách, nhưng khách quan mà đánh giá thì mức độ hỗ trợ chưa được như mong muốn. Câu hỏi: Vì sao các ông chủ DNNVV không muốn nâng quy mô DN lên tầm đại gia? Đây là vấn đề lớn của cả xã hội, khi Việt Nam đang mong muốn được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường. Mà đã là nền kinh tế thị trường thì không còn bảo hộ của Nhà nước, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và xã hội sẽ có rất nhiều người giàu, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được thu hẹp. Nhiều ông chủ Việt Nam không muốn lên tầm “đại gia” liệu đây có phải là sự trì trệ?
Về bản chất họ muốn tiếp tục duy trì sự hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước đối với nhóm DNNVV. Nếu nâng tầm lên quy mô cao hơn, họ sẽ không còn được hưởng lợi nữa. Điều này chẳng khác gì nhiều hộ nghèo, nhiều địa phương nghèo vẫn mong muốn được giữ lại là hộ nghèo, địa phương nghèo để hưởng lợi từ chính sách. Nếu xóa nghèo thì đồng nghĩa với việc hết ưu đãi!
Việt Nam đang phấn đấu trở thành thành viên TPP, theo đó phải có khoảng gần 2 triệu DNNVV vào năm 2020 (tỷ lệ này bình thường so với dân số khoảng gần 100 triệu vào năm 2020) có như thế mới giải quyết được nạn thất nghiệp của thanh niên nông thôn và các cử nhân, kĩ sư ra trường “tồn kho” nhiều như hiện nay.
Kinh tế Việt Nam đã khởi sắc, số lượng DN thành lập mới tăng lên nhiều so với số phá sản, ngừng hoạt động. Đó là điều đáng mừng. Nhưng để tạo cú hích đủ tầm đối với DN thì Nhà nước cần điều chỉnh kịp thời các chính sách. Nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài tư vấn cho Việt Nam về lộ trình tham gia TPP đã khẳng định: Nhà nước Việt Nam cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mô. Khối DNNVV cần phải mạnh dạn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đứng đầu là các tập đoàn đa quốc gia. Để nhóm DNNVV phát triển ổn định và bền vững, đặc biệt là họ tự tin vào tương lai, họ “không ăn non” bán DN cho nước ngoài, Nhà nước cần quan tâm bằng các chính sách ưu đãi để các tập đoàn đa quốc gia đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Chính các tập đoàn này kéo các DNNVV Việt Nam thành đối tác, thành DN phụ trợ.
Suy cho cùng, phàm đã là con người ai chả muốn nhiều tiền. Đã là chủ DN thì lại càng muốn nhiều tiền. Không muốn làm “đại gia” cũng chỉ vì các chính sách cơ chế chưa phù hợp mà thôi.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, đã diễn ra họp báo về Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, một sự kiện có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
T.Thanh
18:48 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, UBND quận Kiến An (Hải Phòng), tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Kim Thành
18:39 12/12/2024Nam Dũng
17:59 12/12/2024T.Thanh
13:44 12/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý