Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/11/2014 - 09:35
(Thanh tra) - Ngày 30/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã báo cáo trước UBND TP Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành về nội dung Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư. Đây là bước khởi đầu thu nhận ý kiến đóng góp, nhằm có được Bộ Quy tắc chuẩn mực, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh.
Ảnh minh họa: internet
Thủ đô ta có hơn 1.000 năm tuổi, thanh lịch là nét văn hóa truyền thống vốn có từ thời Vua Lý dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long - Hà Nội. Câu ca xưa:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Đành rằng đã là hoa nhài mà không thơm thì giá trị của hoa sẽ bị giảm hết. Người Tràng An mà không thanh lịch, thì con người đó chỉ mang danh chứ không có giá trị cốt lõi của người đế đô. Thông điệp chính của câu ca là: Người Tràng An thanh lịch. Hà Nội ta có một thời dù trong bom đạn chống Mỹ, nhưng vẫn được đánh giá là thời “vàng” về ứng xử văn hóa. Thế hệ những người Hà Nội tuổi trên 50 vẫn thường hoài niệm về cách ứng xử có văn hóa từ nhà ra phố của những năm 1975 về trước. Trong bom đạn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu điện, thiếu nước... nhưng đối xử con người với con người mới nhân văn làm sao! Đó là một trong nhiều nguyên nhân để “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (Nguyễn Tuân) trong 12 ngày đêm đánh sập pháo đài bay B52. Rõ ràng, nét tinh hoa thanh lịch truyền thống của Tràng An - Thăng Long xưa đã được nhân lên, lan tỏa.
Hiện tại, sau 30 năm mở cửa, Hà Nội đã phát triển chóng vánh, có được diện mạo của một Thủ đô hiện đại, song trong cái hiện đại về vật chất ấy lại phải nâng cấp báo động đỏ về đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử. Bộ Quy tắc ứng xử là đề án từng được trao Giải Ý tưởng - Vì tình Yêu Hà Nội (giải thưởng Bùi Xuân Phái năm 2013) gồm các chuẩn mực ứng xử chung và các chuẩn mực ứng xử cụ thể được áp dụng cho 6 nhóm đối tượng: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Bộ Quy tắc được xây dựng trên hàng chục vạn trang tài liệu từ các đầu sách, luận án tiến sỹ, công trình nghiên cứu văn hóa, đặc biệt với 6 vạn bản thăm dò ở 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố và các hội thảo.
Sau vài ngày công bố Dự thảo, đã có nhiều phản hồi như: Quy tắc xử lý riêng cho 6 nhóm đối tượng còn rất chung chung. Thủ đô nước nào cũng có quy tắc như vậy, Hà Nội chưa có đặc thù; chưa chỉ ra được cụ thể thói hư tật xấu của những người sống ở Thủ đô để diệt cái xấu tận gốc. Bộ Quy tắc còn đồ sộ quá gây khó khăn trong việc đọc, việc nhớ. Thủ đô nhiền nước có quy tắc rất ngắn gọn, khắc sâu vào trí não, ta phải học hỏi. Suy cho cùng, Bộ Quy tắc phải là sự cụ thể hóa việc nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật và mang đặc thù của Hà Nội. Cũng có những ý kiến nghi ngờ về tính khả thi: Chẳng hạn đã có quy định, đi xe vượt đèn đỏ sẽ bị phạt nặng. Rõ ràng đã có chế tài xử lý, thế nhưng vẫn có nhiều người vi phạm. Còn ở đây, Bộ Quy tắc không kèm theo các chế tài xử phạt.
Nội dung dài thì có thể co rụt lại cho dễ nhớ, dễ khắc sâu. Nhưng vấn đề cơ bản phải là giải pháp thực hiện. Có hai vấn đề cơ bản cần được giải quyết: Trước hết quy tắc phải ngắn gọn, thuyết phục, theo đó là tăng cường vai trò tuyên truyền, giải thích. Giải quyết được đồng thời hai vấn đề trên thì mới khả thi. Thủ đô ta đã gần như loại bỏ được tật xấu hút thuốc lá nơi công cộng nhờ công tác tuyên truyền giải thích tốt và cũng phải mất một khoảng thời gian. Nhờ đó mà số lượng người ở Thủ đô hút thuốc giảm hẳn chẳng những ở nơi công cộng mà còn ở nhà riêng. Nhiều người bỏ thuốc, nhờ đó mà hạn chế bệnh tật, tiết kiệm chi tiêu hàng trăm ngàn mỗi tháng cho mỗi người và đỡ lãng phí cho xã hội hàng ngàn tỷ đồng. Đó là một điển hình về phục hồi nét thanh lịch.
Bộ Quy tắc có nhiều trang, nhưng rút cục làm thế nào để những công dân Thủ đô và những người đến sống và làm việc tại Thủ đô nhận thức được rằng: Trong mọi nơi, mọi lúc, vấn đề giao tiếp, ứng xử, xử lý công việc mình phải luôn luôn tôn trọng pháp luật, có thái độ chia sẻ mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như thế mới đạt được tiêu chí. Điều khiếm khuyết lớn nhất của Bộ Quy tắc là chưa quan tâm đúng mực đến vai trò của gia đình bởi đây là cái nôi hình thành tình thương yêu, nhân cách, nhận thức của một con người từ thơ dại đến lúc trưởng thành. Tin rằng, sự khiếm khuyết này sẽ được bổ sung, điều chỉnh để Hà Nội sớm có được những quy chuẩn phù hợp góp phần xây dựng Thủ đô văn minh.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh