Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ năm, 04/11/2021 - 17:48
(Thanh tra) - Trước tiên chúng ta cần xác định xem các nguyên tắc căn bản để thực hành đạo đức Phật giáo nằm ở đâu trong kinh điển. Qua giáo lý cơ bản của Đức Phật cho thấy, các giá trị đạo đức Phật giáo dựa trên phương tiện để dập tắt ước muốn của lòng tham, sự nóng giận và sự ngu dốt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cách thức này được trình bày qua bát chính đạo, tức là tám con đường đưa đến sự giải thoát: Chính kiến (nhận thức đúng đắn), chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn), chính ngữ (lời nói đúng đắn), chính nghiệp (hành động, làm việc đúng đắn), chính mạng (kiếm sống bằng nghề chính đáng), chính tinh tiến (nỗ lực phấn đấu để tiến lên), chính niệm (tâm niệm đạo lý chân chính), chính định (tập trung tư tưởng đúng đắn).
Trong bát chính đạo chúng ta có thể phân thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất là hai điều đầu tiên (chính kiến và chính tư duy) thuộc khía cạnh hiểu biết, giúp con người ý thức về hậu quả của sự khổ; quyết định diệt trừ lòng tham lam, ích kỷ.
Nhóm thứ hai, ba điều kế tiếp (chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng) thuộc về khía cạnh thực hành luân lý, đạo đức, liên quan đến việc kiểm soát lời nói, hành vi, tư cách… Đây chính là nền tảng các nguyên tắc để thực hành đạo đức Phật giáo ở tu sĩ và các tín đồ. Các giá trị, quy phạm đạo đức thường được quy chuẩn trong nhóm này.
Nhóm thứ ba, ba điều cuối cùng (chính tinh tấn, chính niệm, chính định) thuộc về cấp độ siêu thoát, khi mà nhờ huấn luyện tâm trí, con người có thể đạt tới ánh sáng, giác. Nhóm này thường được dùng cho những người tu tập, cao tăng. Thường họ là những người đã thông tỏ các nguyên tắc ở nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai.
Ba chặng đó cũng được tóm thành ba từ: Giới, định, tuệ. Tuệ là tu luyện trí tuệ. Giới là tuân theo giới luật nhằm hoàn thiện đạo đức. Định liên quan đến thiền định, rèn luyện tư tưởng.
Truyền thống Phật giáo đã diễn tả những quy tắc hành động ra những giới luật cụ thể nhằm giúp cho các tín đồ, cách riêng các tu sĩ, biết con đường giải thoát. Đó cũng là các giá trị đạo đức Phật giáo.
Các giá trị đạo đức cá nhân
Tín đồ và người thực hành theo Phật giáo phải tuân giữ ngũ giới, là những điều răn, khuyên ngăn, cấm làm, nhằm tiêu diệt những lòng tham bất chính nơi con người. Ngũ giới là những điều: 1-Không sát sinh; 2-Không trộm cắp; 3- Không tà dâm; 4-Không nói dối; 5-Không uống rượu.
Các tu sĩ Phật giáo thì các giới phải giữ nhiều hơn các Phật tử.
Phật giáo còn đưa ra nguyên tắc lục độ, gọi là sáu nhân đức, để rèn luyện bản thân, tiến tới trạng thái giải thoát gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ.
Ngoài ra Phật giáo còn khuyên con người suy nghĩ và thực hành các chuẩn mực thập thiện đó là: 1-Không sát sinh, bằng cách bất bạo động và thực hiện lòng từ bi với tất cả chúng sinh; 2- Không trộm cắp, bằng cách sống lương thiện; 3-Không tà dâm, bằng cách thực hành thanh tịnh; 4-Không nói dối, bằng cách sống thành tín; 5-Không nói thêu dệt, bằng cách nói năng cởi mở; 6-Không nói hai chiều, bằng cách nói thân hữu; 7-Không nói ác khẩu, bằng cách nói lịch sự và cao đẹp; 8-Không tham lam, thực hiện hạnh bố thí; 9-Không hận thù, thực hiện lòng khoan dung, kiên nhẫn; 10-Không si mê, thực hiện trí tuệ trong sáng.
Các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ giữa cá nhân với những người khác
Trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò, Phật giáo có kinh lễ sáu phương để truyền đạt cho con người những chuẩn mực của ứng xử. Cụ thể:
- Phương Đông, đưa ra những nguyên tắc đạo đức về mối quan hệ con cái với cha mẹ với con cái.
- Phương Tây, đưa ra các nguyên tắc đạo đức cần phải làm của mối quan hệ giữa vợ và chồng.
- Phương Nam, đưa ra những nguyên tắc cần có của mối quan hệ thầy - trò.
- Phương Bắc, đưa ra những nguyên tắc của mối quan hệ bạn - bè.
- Phương dưới, đưa ra những nguyên tắc đạo đức giữa chủ và thợ.
- Phương trên, đưa ra những nguyên tắc đạo đức giữa tu sĩ và cư sĩ.
Nhìn chung, kinh lễ sáu phương là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức có tính chất chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong mối tương quan với người khác. Nó chính là các giá trị đạo đức xã hội, giúp mọi người điều chỉnh hành vi cho phù hợp và chuẩn xác trong từng mối quan hệ của mình.
Phật giáo cũng đề xuất các giá trị đạo đức, lối sống qua lục hòa, tức sáu phép hòa kính. Lục hòa để giúp con người giữ hòa khí, đoàn kết, đồng lòng, hạn chế đi những xung đột, gây chia rẽ. Lục hòa là sáu phương pháp để con người cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ba phải, không có chính kiến.
Lục hòa bao gồm:
1. Thân hòa đồng trụ: Khi ở cùng nhau, làm việc cùng nhau thì phải sống hòa thuận. Tóm lại, khi đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau.
2. Khẩu hòa vô tranh: Đừng để lời nói gây ra bất hòa, mâu thuẫn, bởi vậy phải nói năng chuẩn mực, không nên đấu khẩu cãi vã. Khẩu hòa thì thân sẽ hòa. Lời nói khiêm nhường, chừng mực sẽ không ra xung đột. Thân hòa chưa đủ, cần phải hòa nhã trong cả lời ăn tiếng nói.
3. Ý hòa đồng duyệt: Hòa đồng trên nguyên tắc cùng ý hướng, cùng đồng thuận. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì suy nghĩ và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì suy nghĩ và lời nói khó mà giữ cho được hòa hảo.
4. Giới hòa đồng tu: Hòa đồng trên nguyên tắc kỷ luật, ý nói trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được.
5. Kiến hòa đồng giải: Hòa đồng trên nguyên tắc nhận thức. Khi một người nhận thức được điều gì thì nên chia sẻ cho những người khác biết, để tránh sự bất đồng ý kiến, cách hiểu sai lệch, chênh lệch khác biệt về nhận thức.
6. Lợi hòa đồng quân: Hòa đồng trên nguyên tắc quyền lợi, ý nói khi có quyền lợi thì hãy cùng nhau thụ hưởng, không nên chiếm đoạt kết quả từ lao động, đóng góp chung để làm làm tư hữu cá nhân, sẽ gây bất hòa.
Phải nói, lục hòa là những giá trị đạo đức, lối sống mà Phật giáo đề xuất cho mọi mối quan hệ cá nhân và tập thể trong xã hội. Nếu mỗi cá nhân, tập thể trong mối quan hệ của mình đều áp dụng được tinh thần của lục hòa thì xã hội sẽ yên bình, phát triển và thịnh vượng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân