Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chu Gia
Thứ tư, 10/11/2021 - 23:50
(Thanh tra) - Nghị định số 05/NĐ-CP ban hành ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc là cơ sở pháp lý cao nhất quy định thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao. Ảnh: Mai Dung
Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển”; trên cơ sở chương trình, hành động về công tác dân tộc theo Quyết định số 280/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên; trong những năm qua, theo sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố hằng năm xây dựng kế hoạch, đề án, dự án chính sách dân tộc được giao cho ngành chủ trì thường xuyên phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho đồng bào dân tộc, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch thể hiện việc lựa chọn các nội dung hỗ trợ, công trình xây dựng, địa điểm xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; hệ thống chính trị được củng cố; trình độ đội ngũ cán bộ được nâng lên; công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện; thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia.
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của tỉnh có những chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.
Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều huyện, xã, bản vùng dân tộc được cải thiện rõ rệt.
Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định. Mặt bằng dân trí được nâng lên. Mục tiêu phổ cấp giáo dục và xóa mù chữ đã được thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ tỉnh đến huyện.
Văn hóa phát triển phong phú hơn; đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng cao một bước; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy.
Các loại dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời; việc khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa và đối tượng chính sách xã hội được quan tâm hơn. Công tác cán bộ người dân tộc trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã từng bước được tăng cường và củng cố. tình hình chính trị trật tự xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế tỉnh Điện Biên vẫn còn đó những khó khăn, hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ, như: Nguồn lực đã được bố trí thực hiện các chính sách đối với dân tộc thiểu số, song vẫn còn thấp so với nhu cầu; ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế; cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào vùng khó khăn chưa đủ mạnh nên vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn; Việc lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng địa bàn gặp nhiều khó khăn do cơ chế quản lý khác nhau.
Tỷ lệ hộ đói nghèo tuy đã giảm qua từng năm nhưng tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh vẫn còn ở mức cao (nghèo đa chiều năm 2020 là 29,97% trong đó nghèo dân tộc thiểu số là 37,97%) đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đáng nói, một bộ phận hộ nghèo, người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước không muốn ra khỏi diện hộ nghèo. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà