Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/06/2018 - 09:24
(Thanh tra)- Hoạt động của ngành Thanh tra rất nhạy cảm, cho nên lĩnh vực tác nghiệp của Báo Thanh tra cũng đầy nhạy cảm. Chính vì thế, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Thanh tra luôn xác định, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của mình càng phải có đạo đức.
TS Trần Bá Dung chia sẻ tại tọa đàm "Đạo đức người làm báo và những rủi ro trong quá trình tác nghiệp báo chí" do Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra tổ chức ngày 26/10/2016. Ảnh: Trọng Tài
Cần lắm, đạo đức người làm báo
Trong đời sống báo chí sôi động như hiện nay, có không ít nhà báo dũng cảm, sẵn sàng dấn thân, không quản ngại vất vả thậm chí sự nguy hiểm đến tính mạng để tìm tòi, giới thiệu những gương mặt điển hình, những người tốt, việc tốt hay điều tra, đi tới tận cùng sự thật, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ lẽ phải cũng như góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Bên cạnh đó, cũng không khó để nhận thấy một bộ phận không nhỏ người làm báo đang dần đánh mất đi niềm tin của xã hội. Hiện tượng nhà báo, cơ quan báo thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng, chụp giật, thiếu khách quan, thổi phồng sự thật và bóp méo sự thật không còn là chuyện hiếm.
Hàng ngày, mở báo in hay vào Internet có thể tiếp cận được rất nhiều… hoang tin hay những… tin vịt được chính thống hóa từ mạng xã hội. Ngay cả những cơ quan truyền thông lớn, đài quốc gia (cả tiếng nói và truyền hình) cũng không ít lần bị chỉ trích hoặc phải đính chính, xin lỗi vì đưa tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, dàn dựng thông tin.
Đáng nói là, hiện nay, nhiều tờ tạp chí in cũng tham gia sản xuất tin, bài trên mạng. Dù nhiều tờ tạp chí mạng, trang mạng hoạt động không giấy phép hoặc không đúng tôn chMột nền báo chí sẽ thực sự cách mạng, thực sự vì nhân dân nếu những nhà báo, những người làm báo hoạt động trong lĩnh vực của mình biết coi trọng nghề nghiệp, biết tự trọng nghề nghiệp.ỉ, mục đích nhưng vẫn chưa bị xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa đủ sức răn đe nên ít nhiều cũng gây bức xúc cho dư luận, đặc biệt là các cơ quan hoạt động đúng pháp luật.
Việc người làm báo ở một số cơ quan tạp chí đi điều tra, phê bình với thái độ kẻ cả, bề trên, thiếu tôn trọng các cá nhân, tổ chức đã để lại nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến các nhà báo khác trong quá trình tác nghiệp.
Quan ngại hơn là hiện tượng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng gia tăng. Rồi việc nhà báo lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi cá nhân, kiếm chác cho riêng mình và làm trái pháp luật.
Nhân danh chống tham nhũng, tiêu cực; mạnh mồm rao giảng về đạo đức, “bàn tay sạch” nhưng một số nhà báo đã không ngại “bán mình cho quỷ”, “ra giá”, “mặc cả” với đối tượng, “đâm thuê, chém mướn”… càng khiến cho những cái nhìn thiếu thiện cảm, mất lòng tin của xã hội về nghề báo nhiều hơn…
Gần đây, bởi nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, đã có những nhà báo, cơ quan báo chí bị xử phạt, bị thu thẻ hay thậm chí đình bản, đình chỉ hoạt động là những tín hiệu khả quan cho thấy, bên cạnh việc kêu gọi nhà báo coi trọng đạo đức nghề nghiệp chung chung thì những chế tài cụ thể của pháp luật sẽ ít nhiều đưa nền báo chí hoạt động chuyên nghiệp hơn, đúng định hướng hơn.
Và, việc thực hiện ở Báo Thanh tra
Hoạt động của ngành Thanh tra rất nhạy cảm, cho nên lĩnh vực tác nghiệp của Báo Thanh tra cũng đầy nhạy cảm. Chính vì thế, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Thanh tra luôn xác định, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của mình càng phải có đạo đức.
Báo Thanh tra là cơ quan của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra Việt Nam nên tôn chỉ, mục đích hoạt động chủ yếu dựa vào các trụ cột chính của ngành là: Thanh tra kinh tế - xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Ban Biên tập luôn nhận thức rằng, là tờ báo của ngành Thanh tra, việc phát hiện ra những tiêu cực, những mặt trái, những hành vi vi phạm pháp luật và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại những điều đó là thể hiện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của mỗi nhà báo, hội viên đối với Đảng, với Nhà nước, với xã hội cũng như ngay cả với cơ quan báo chí. Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp, trước hết phải nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc của mình; phải khách quan, tôn trọng sự thật và công chúng báo chí.
Xuất phát từ những điều đó và giữa bối cảnh hoạt động báo chí có nhiều khó khăn, thu nhập của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên còn chưa cao trong khi sức cám dỗ trước và sau mỗi bài báo là rất lớn, trong suốt những năm qua, Đảng ủy, Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra luôn quan tâm bồi dưỡng, giáo dục không chỉ về nghiệp vụ mà còn cả về ý thức chấp hành pháp luật, về đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi nhà báo hội viên của mình.
Trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, hội viên luôn có sự giám sát của bộ máy lãnh đạo, từ cấp phòng đến Ban Biên tập.
Các bài viết đều được đăng ký, phê duyệt đề tài trước khi phóng viên tìm hiểu, tiếp cận thông tin. Sản phẩm được đăng tải trên các ấn phẩm Báo Thanh tra (báo in, báo điện tử, truyền hình) đều là những tin, bài có thông tin đa chiều (đặc biệt là những tin, bài mang tính điều tra, phê bình, đấu tranh), mang tính xây dựng và sức thuyết phục với độc giả.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Hội Nhà báo Việt Nam về việc góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề, mời tiến sĩ Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đến nói chuyện.
Sau khi lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra đã tổ chức học tập, quán triệt. Trực tiếp truyền đạt đến toàn thể hội viên là nhà báo Hà Kim Chi, Phó Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam.
Chi hội cũng đã thảo luận, đề nghị và được lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam phê duyệt danh sách Hội đồng Xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam của Báo Thanh tra gồm 7 thành viên do Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra làm Chủ tịch Hội đồng; Thường trực Hội đồng là Phó Thư ký Chi hội Phụ trách Công tác Kiểm tra của Chi hội.
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Biên tập; Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra luôn chú trọng xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật trong đội ngũ hội viên toàn cơ quan.
Không chỉ luôn yêu cầu anh em phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo, Đảng ủy, Ban Biên tập còn giáo dục, nhắc nhở việc thường xuyên trau dồi, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ lý luận cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Theo đó, ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, năng động, nhạy bén, am hiểu những nội dung mới trong các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những người làm báo Thanh tra phải luôn bám sát cơ sở, sâu sát thực tiễn, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ cơ sở, tìm tòi thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn, sinh động, phù hợp với nội dung.
Tin tưởng rằng, với những gì mà cả tập thể đã và đang nỗ lực, những người làm báo Thanh tra luôn bám sát đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan mình, ngành mình, từ đó thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các quy định đạo đức nghề nghiệp, xứng đáng là những nhà báo của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
Ngày 15/12/2016, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Ngày 16/12/2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký Quyết định ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cùng thời điểm Luật Báo chí 2016 có hiệu lực.
10 điều được Hội Nhà báo Việt Nam công bố gồm:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.
Đỗ Công Định
Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân