Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cứng rắn với sự "mặc cả" lãi suất

Thứ sáu, 09/09/2011 - 12:15

(Thanh tra)- Những ngày vừa qua, báo chí đồng loạt đăng nội dung Chỉ thị 02 của Ngân hàng (NH) Nhà nước (NN) về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VND và USD. Đáng chú ý nhất là, lần đầu tiên NHNN đưa ra một biện pháp “cực mạnh” trước vấn nạn đã được báo chí phản ánh từ rất lâu là các NH cạnh tranh ngầm, vượt trần lãi suất huy động, là đình chỉ hoặc miễn nhiệm lãnh đạo các NH, tổ chức tín dụng vi phạm.

Thời gian qua “sóng ngầm” lãi suất liên tục xảy ra, trần lãi suất mà NHNN đề ra gần như chẳng được NH nào chấp hành. Thực tế cho thấy, nếu NH nào nghiêm chỉnh, tuân thủ đúng quy định của NHNN thì đều bị thiệt, thậm chí khó có thể “trụ nổi” trong bối cảnh có hàng trăm NH khác đang dùng mọi cách thức huy động vốn. Điều này cũng buộc các NH “tìm cách lách luật” hoặc hợp thức hóa chênh lệch giữa lãi suất thực trả cho khách hàng với lãi suất trần 14% bằng nhiều “chiêu” khác nhau như thưởng, ủy thác đầu tư…

Sóng ngầm lãi suất và cạnh tranh theo kiểu không có luật của các NH đã khiến lãi suất bị méo mó và không minh bạch trong toàn hệ thống. Sự méo mó và thiếu minh bạch đã đẩy lãi suất thực, không phân biệt khu vực sản xuất hay phi sản xuất đã có lúc lên tới 25%/năm, vượt cả đỉnh lãi suất 23% trong năm khủng hoảng 2008.

Xét cả về lý thuyết và thực tế đều thấy, lãi suất càng cao thì vốn càng chảy vào khu vực đầu tư công - dù các con số cắt giảm liên tục được công bố. Lãi suất càng cao, nguồn vốn càng chảy vào khu vực phi sản xuất bởi, với mức lãi này,  khó có doanh nghiệp sản xuất nào chịu nổi. Một khi lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%, nhưng lãi suất cho vay lên tới 25% thì lại phát sinh hai vấn đề: Lãi suất ở thị trường “chợ đen” cũng theo đó tăng cao và lợi nhuận chỉ thuộc về giới chủ NH, dù biết trái luật nhưng trong nhiều hợp đồng vay vốn đều cài vào đó nhiều loại phí nhằm hợp thức hóa việc huy động vốn với lãi suất khá cao. Chỉ những người vay vốn, doanh nghiệp là người gánh cuối cùng trong vòng quay này.

Nhiều chuyên gia tài chính cùng chung nhận định, sự méo mó và thiếu minh bạch của lãi suất là do lỗi điều hành chứ không phải do thị trường. Chính vì thế, dư luận, giới chuyên gia, doanh nghiệp và nhiều NH cùng hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt của tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong việc kiên quyết thiết lập mặt bằng lãi suất huy động 14%. Nếu kiên quyết và quyết liệt thực hiện quy định này, có thể sẽ ngăn được cuộc đua ngầm huy động chui lãi suất đang tồn tại dai dẳng và bất chấp các cam kết, thỏa thuận hay quy định hiện nay ở các NH.

Tất nhiên, để thực hiện điều này, NHNN cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra - hoạt động vốn chưa thực sự mạnh và hiệu quả. Động thái thiết lập “đường dây nóng” theo dõi vi phạm trần lãi suất huy động là cần thiết, tạo cơ chế để người dân tham gia giám sát hoạt động của NH bên cạnh công tác kiểm soát nội bộ của chính các NH thương mại và công tác kiểm tra của NHNN.

Vẫn biết, Chỉ thị 02 của NHNN là biện pháp quản lý theo kiểu hành chính, song xét ở trong bối cảnh hiện tại thì nó lại là biện pháp hợp lý, cần thiết có thể tạm thời lập lại trật tự trong hoạt động của nhiều NH. Tuy nhiên, xét về lâu dài, việc điều hành NH cần theo tín hiệu thị trường và tiến tới việc NHNN sẽ chỉ sử dụng biện pháp kinh tế để điều chỉnh hoạt động của các NH.

Đức Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm